Việc điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định như thế nào? Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bao gồm cơ quan nào?
Việc điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
"Điều 98. Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
a) Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân;
b) Sổ bảo hiểm xã hội;
c) Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật."
Như vậy, khi thay đổi địa chỉ đơn vị công ty anh phải gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) nơi chuyển đi để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động đồng thời đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty anh chuyển đến.
Hiện tại, vẫn chưa có quy định cụ thể về thời hạn phải gửi thông báo khi thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội cũng như mức phạt đối với hành vi này. Do đó, anh cần tiến hành nhanh chóng việc gửi thông báo này để không bị gián đoạn trong việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Việc điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bao gồm cơ quan nào?
Theo Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
- Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Cơ quan bảo hiểm xã hội có những quyền gì?
Tại Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội như sau:
- Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.
- Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.
- Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập để thực hiện đăng ký lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.
- Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn.
- Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động.
- Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
- Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.