Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh đúng không?

Cho tôi hỏi, việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh đúng không? Đến kỳ thanh toán mà chưa có dữ liệu điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá nào để tạm thanh toán đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh? Câu hỏi của anh K (Khánh Hòa).

Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh đúng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-BXD về điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng như sau:

Điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng
1. Việc điều chỉnh đơn giá hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 50/2021/NĐ-CP.
2. Khi điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung hợp đồng thì phải ký kết phụ lục hợp đồng làm cơ sở điều chỉnh giá hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt hoặc trình phê duyệt dự toán điều chỉnh, phát sinh theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và hợp đồng xây dựng làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.
...

Và, tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng
...
2. Việc điều chỉnh đơn giá hợp đồng được quy định như sau:
a) Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.
b) Trường hợp khối lượng công việc thực tế thực hiện tăng hoặc giảm lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng, đồng thời làm thay đổi trên 0,25% giá trị hợp đồng và trên 1% đơn giá của công việc đó hoặc khối lượng phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì các bên thống nhất xác định đơn giá mới theo nguyên tắc đã thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho các khối lượng này để thanh toán.
Trường hợp khối lượng công việc thực tế thực hiện tăng lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng, đơn giá mới chỉ được áp dụng cho phần khối lượng thực tế thực hiện vượt quá 120% khối lượng ghi trong hợp đồng.
Trường hợp khối lượng công việc thực tế thực hiện giảm lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng, đơn giá mới được áp dụng cho toàn bộ khối lượng công việc thực tế hoàn thành được nghiệm thu
c) Trường hợp khối lượng thực tế thực hiện tăng hoặc giảm nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanh toán.
d) Việc điều chỉnh đơn giá hợp đồng cho những khối lượng công việc mà tại thời điểm ký hợp đồng bên giao thầu và bên nhận thầu có thỏa thuận điều chỉnh đơn giá thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này và hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
...

Như vậy, theo các quy định nêu trên, việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng xây dựng được áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.

Do đó, ngoài hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng xây dựng còn được áp dụng đối với hợp đồng theo thời gian khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.

Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh đúng không?

Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh đúng không? (Hình từ Internet).

Đến kỳ thanh toán mà chưa có dữ liệu điều chỉnh đơn giá hợp đồng thì sử dụng đơn giá nào để tạm thanh toán đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh?

Thanh toán, tạm thanh toán và hồ sơ tạm thanh toán hợp đồng xây dựng được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-BXD như sau:

Thanh toán, tạm thanh toán và hồ sơ tạm thanh toán hợp đồng xây dựng
1. Việc thanh toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.
2. Trường hợp sản xuất các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn, vật liệu xây dựng phải dự trữ theo mùa được tạm ứng để thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, hồ sơ tạm ứng phải liệt kê danh mục, đơn giá và tổng giá trị từng loại vật liệu, cấu kiện, bán thành phẩm. Khi thanh toán phải giảm trừ giá trị khối lượng hoàn thành được nghiệm thu tương ứng với phần giá trị đã được tạm ứng theo nội dung hợp đồng.
3. Việc tạm thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng lần tạm thanh toán để quyết định giá trị tạm thanh toán và biện pháp bảo đảm đối với các khoản tạm thanh toán, đảm bảo hiệu quả, tránh thất thoát vốn. Một số trường hợp cụ thể như sau:
a) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, khi đến kỳ thanh toán chưa có dữ liệu điều chỉnh đơn giá, giá hợp đồng thì sử dụng đơn giá trong hợp đồng để thực hiện tạm thanh toán.
b) Đối với các sản phẩm, công việc, công tác đang trong quá trình thi công, chưa hoàn thành theo đúng yêu cầu của hợp đồng thì căn cứ mức độ hoàn thành đối với từng trường hợp cụ thể và chi tiết đơn giá sản phẩm, công việc, công tác đó trong hợp đồng để thực hiện tạm thanh toán.
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì khi đến kỳ thanh toán chưa có dữ liệu điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá trong hợp đồng để thực hiện tạm thanh toán.

Bên giao thầu có trách nhiệm gì khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng xây dựng do có sự kiện bất khả kháng?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-BXD có quy định về điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng như sau:

Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
1. Việc điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.
2. Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, Bên giao thầu và Bên nhận thầu có trách nhiệm đánh giá tác động của các sự kiện bất khả kháng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng để xác định, quyết định điều chỉnh cho phù hợp.
...

Và, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 39 Nghị định 37/2015/NĐ-CP như sau:

Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
...
2. Tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

a) Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác.
...

Như vậy, theo các quy định nêu trên, bên giao thầu có trách nhiệm đánh giá tác động của các sự kiện bất khả kháng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng để xác định, quyết định điều chỉnh cho phù hợp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
2,095 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào