Việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì? Có những tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng nào?
- Nguyên tắc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
- Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng
- Tiêu chí đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng
- Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
- Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng
- Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng
Nguyên tắc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
Nguyên tắc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng
Theo Điều 15 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định những nguyên tắc đánh giá công tác phòng, chống tham những gồm:
- Việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng phải đảm bảo tính chính xác, khách quan và tuân theo các quy định của pháp luật.
- Việc tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này.
Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng
Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng được xác định dựa trên kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các tiêu chí thành phần quy định tại Điều 16 Nghị định 59/2019/NĐ-CP:
- Số lượng người có hành vi tham nhũng;
- Vị trí, chức vụ của người có hành vi tham nhũng;
- Lĩnh vực để xảy ra hành vi tham nhũng;
- Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng;
- Giá trị tiền, tài sản bị thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra;
- Số vụ việc, vụ án tham nhũng đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.
Tiêu chí đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Và tại Điều 17 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định những tiêu chí đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng bao gồm:
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng
Điều 18 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
(1) Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
- Kết quả thực hiện công khai, minh bạch;
- Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích;
- Kết quả ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
- Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử;
- Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác;
- Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt;
- Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập;
- Kết quả thực hiện quy định về trách nhiệm của người đứng đầu.
(2) Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
- Kết quả xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ;
- Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch;
- Kiểm soát xung đột lợi ích;
- Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu.
Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng
Điều 19 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng cụ thể như sau:
(1) Tiêu chí đánh giá việc phát hiện tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
- Kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;
- Kết quả phát hiện tham nhũng qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng;
- Kết quả phát hiện tham nhũng qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
(2) Tiêu chí đánh giá việc xử lý tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
- Kết quả xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính với tổ chức, cá nhân có vi phạm;
- Kết quả xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng;
- Kết quả xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng;
- Số lượng tiền, tài sản tham nhũng được kiến nghị thu hồi.
Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng
Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần được quy định tại Điều 20 Nghị định 59/2019/NĐ-CP:
- Tổng số tiền, tài sản tham nhũng phải thu hồi và kết quả thu hồi;
- Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng bằng biện pháp hành chính;
- Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng bằng biện pháp tư pháp.
Như vậy, việc đánh giá công tác phòng chống tham nhũng được thực hiện thông qua một số tiêu chí tiêu biểu như: Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng; tiêu chí đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng và tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.