Việc đánh giá hoạt động thư viện hoàn tất được quy định như thế nào? Ai có trách nhiệm kiểm tra quá trình đánh giá hoạt động thư viện?
Việc đánh giá hoạt động thư viện hoàn tất được quy định như thế nào?
Việc đánh giá hoạt động thư viện hoàn tất được quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 05/2020/TT-BVHTTDL như sau:
Hướng dẫn thực hiện đánh giá hoạt động thư viện
1. Lập kế hoạch
a) Xác định thời gian, tiến độ, nội dung và dự toán kinh phí thực hiện; trường hợp cần thiết thành lập nhóm đánh giá;
b) Tổ chức hướng dẫn điều tra, thu thập thông tin, số liệu, sử dụng phần mềm đánh giá (nếu có), xử lý số liệu (chuẩn hóa số liệu), báo cáo kết quả đánh giá (tính toán và báo cáo) cho các thành viên tham gia.
2. Thu thập thông tin, số liệu
a) Thông qua báo cáo đánh giá hằng năm của thư viện;
b) Thu thập trực tiếp tại thư viện theo biểu mẫu điều tra;
c) Thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu và các phương thức theo tiêu chuẩn quốc gia;
d) Các phương thức khác;
3. Phân tích kết quả
a) Tổng hợp, xử lý số liệu (chuẩn hóa số liệu); xây dựng báo cáo kết quả đánh giá (tính toán và báo cáo) bằng phần mềm đánh giá (nếu có);
b) Hoàn thiện các báo cáo và số liệu điều tra.
4. Hoàn tất đánh giá
a) Họp báo cáo kết quả đánh giá;
b) Xây dựng hồ sơ và lưu giữ các báo cáo và số liệu điều tra.
Như vậy, theo quy định trên thì việc đánh giá hoạt động thư viện hoàn tất được quy định như sau:
- Họp báo cáo kết quả đánh giá;
- Xây dựng hồ sơ và lưu giữ các báo cáo và số liệu điều tra.
Việc đánh giá hoạt động thư viện hoàn tất được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý nhà nước về thư viện tổ chức trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện như thế nào?
Cơ quan quản lý nhà nước về thư viện tổ chức trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2020/TT-BVHTTDL như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện và cơ quan quản lý nhà nước về thư viện đánh giá
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện và cơ quan quản lý nhà nước về thư viện thực hiện đánh giá hoạt động thư viện theo một hoặc các phương thức sau:
a) Thông qua báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động hằng năm của thư viện;
b) Trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện;
c) Trực tuyến thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu.
2. Cơ quan, tổ chức thành lập thư viện và cơ quan quản lý nhà nước về thư viện tổ chức việc đánh giá hoạt động thư viện theo hướng dẫn tại Điều 7 của Thông tư này và các quy định sau đây đối với trường hợp trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện:
a) Gửi thông báo, kế hoạch và các yêu cầu về việc tổ chức đánh giá hoạt động tới thư viện được đánh giá chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện đánh giá;
b) Gửi dự thảo kết quả đánh giá hoạt động thư viện cho thư viện được đánh giá chậm nhất 02 ngày làm việc sau khi có kết quả phân tích, đánh giá.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo, thư viện có ý kiến phản hồi bằng văn bản đối với dự thảo đánh giá; trường hợp không nhất trí, phải nêu rõ lý do;
c) Tổng hợp, ra kết quả đánh giá hoạt động chính thức trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của thư viện;
d) Gửi kết quả đánh giá hoạt động thư viện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này về thư viện được đánh giá và cơ quan trực tiếp quản lý thư viện (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan quản lý nhà nước về thư viện tổ chức trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện như sau:
- Gửi thông báo, kế hoạch và các yêu cầu về việc tổ chức đánh giá hoạt động tới thư viện được đánh giá chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến thực hiện đánh giá;
- Gửi dự thảo kết quả đánh giá hoạt động thư viện cho thư viện được đánh giá chậm nhất 02 ngày làm việc sau khi có kết quả phân tích, đánh giá.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo, thư viện có ý kiến phản hồi bằng văn bản đối với dự thảo đánh giá; trường hợp không nhất trí, phải nêu rõ lý do;
- Tổng hợp, ra kết quả đánh giá hoạt động chính thức trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của thư viện;
- Gửi kết quả đánh giá hoạt động thư viện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này về thư viện được đánh giá và cơ quan trực tiếp quản lý thư viện (nếu có).
Ai có trách nhiệm kiểm tra quá trình đánh giá hoạt động thư viện?
Ai có trách nhiệm kiểm tra quá trình đánh giá hoạt động thư viện, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8 Thông tư 05/2020/TT-BVHTTDL như sau:
Trách nhiệm thi hành
1. Trách nhiệm của thư viện
a) Thực hiện tự đánh giá hoạt động hằng năm theo quy định tại Thông tư này;
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức thành lập thư viện, cơ quan quản lý nhà nước về thư viện tiến hành đánh giá hoạt động;
c) Thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động và các dịch vụ thư viện trên cơ sở kết quả tự đánh giá hoặc đánh giá hoạt động.
2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện
a) Tổ chức đánh giá hoạt động thư viện theo quy định tại Thông tư này;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát thư viện thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng các dịch vụ và hoạt động thư viện; lập kế hoạch xây dựng, đầu tư cho thư viện trên cơ sở kết quả đánh giá hoạt động thư viện;
c) Báo cáo kết quả với cơ quan quản lý nhà nước về thư viện; xây dựng kế hoạch phát triển thư viện và văn hóa đọc.
3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thư viện
a) Tổ chức đánh giá hoạt động thư viện theo quy định tại Thông tư này;
b) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả đánh giá hoạt động thư viện;
c) Định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát thư viện thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng các dịch vụ, hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc;
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết việc đánh giá hoạt động thư viện.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan quản lý nhà nước về thư viện có trách nhiệm kiểm tra quá trình đánh giá hoạt động thư viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.