Việc đánh giá an toàn thấm trong quá trình kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi sẽ gồm những nội dung nào?
- Công tác kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi được thực hiện đối với những đối tượng nào?
- Việc đánh giá an toàn thấm trong quá trình kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi sẽ gồm những nội dung nào?
- Đánh giá tổng hợp an toàn thấm trong quá trình kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi sẽ có những mức độ nào?
Công tác kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi được thực hiện đối với những đối tượng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 quy định như sau:
Kiểm định đập
...
7.2 Đối tượng kiểm định đập
Công tác kiểm định đập được thực hiện đối với các đập của hồ chứa thủy lợi đang khai thác, sử dụng phải kiểm định lần đầu, kiểm định đột xuất và kiểm định định kỳ theo quy định.
...
Theo đó, công tác kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi được thực hiện đối với các đập của hồ chứa thủy lợi đang khai thác, sử dụng phải kiểm định lần đầu, kiểm định đột xuất và kiểm định định kỳ theo quy định.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Việc đánh giá an toàn thấm trong quá trình kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi sẽ gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo tiết 7.3.4 tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 quy định như sau:
Kiểm định đập
...
7.3 Nội dung kiểm định đập
...
7.3.4 Đánh giá an toàn thấm
7.3.4.1 Đánh giá an toàn thấm đập đất, đá
- Cần xác định lưu lượng và tổng lượng nước thấm qua thân và nền đập, so sánh với số liệu thiết kế để đánh giá lượng nước tổn thất do thấm;
- Tính toán, phân tích độ cao, diễn biến của đường bão hòa trong thân đập trên cơ sở các số liệu về mực nước, địa hình, địa chất được cập nhật tại thời điểm đánh giá;
- Tính toán, phân tích gradient của dòng thấm qua thân và nền đập trên cơ sở các số liệu về mực nước, địa hình, địa chất được cập nhật tại thời điểm đánh giá; so sánh với các giá trị cho phép trong TCVN 8216:2009 và TCVN 4253:2012;
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của thiết bị tiêu nước với các số liệu mực nước hồ chứa, quan hệ lưu lượng - mực nước hạ lưu được tính toán cập nhật.
7.3.4.2 Đánh giá an toàn thấm đập bê tông, bê tông cốt thép
- Cần xác định lưu lượng và tổng lượng nước thấm qua thân và nền đập, lưu lượng nước thấm vào các thiết bị tiêu nước. So sánh với số liệu thiết kế để đánh giá lượng nước tổn thất do thấm và khả năng thoát nước thấm của thiết bị tiêu nước;
- Kiểm tra áp lực thấm và áp lực đẩy ngược lên đáy đập qua phân tích tính toán với các tổ hợp mực nước hồ chứa theo thiết kế cũ và mực nước hồ được tính toán cập nhật tại thời điểm đánh giá;
- Phân tích, tính toán gradient trung bình của cột nước áp lực để đánh giá độ bền thấm chung của nền đập trên cơ sở mực nước hồ chứa được cập nhật tại thời điểm đánh giá; so sánh với các giá trị cho phép trong TCVN 4253:2012;
- Phân tích, tính toán gradien cục bộ lớn nhất của cột nước áp lực để đánh giá độ bền cục bộ của các bộ phận chống thấm của đập (sân phủ, chân khay, màng phụt) và của nền đập tại vị trí dòng thấm đi ra hạ lưu và ra các thiết bị tiêu nước, ranh giới giữa các lớp đất, đá không đồng nhất, vị trí có các vết nứt lớn. Việc phân tích, tính toán gradien cục bộ lớn nhất của cột nước áp lực được thực hiện trên cơ sở số liệu mực nước hồ chứa được cập nhật tại thời điểm đánh giá; so sánh với các giá trị cho phép trong TCVN 9137:2012;
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của thiết bị tiêu nước trong điều kiện các số liệu mực nước hồ chứa, mực nước hạ lưu được tính toán cập nhật.
7.3.4.3 Đánh giá an toàn thấm các công trình liên quan
- Kiểm tra áp lực thấm và áp lực đẩy ngược lên đáy các công trình liên quan qua phân tích tính toán với các tổ hợp mực nước hồ chứa theo thiết kế cũ và mực nước hồ được tính toán cập nhật tại thời điểm đánh giá;
- Phân tích, tính toán gradient của dòng thấm để đánh giá độ bền thấm của nền các công trình liên quan trên cơ sở mực nước hồ chứa được cập nhật tại thời điểm đánh giá. So sánh với các giá trị cho phép trong TCVN 4253:2012;
- Đối với ống ngầm, cần phân tích vùng kết nối xung quanh bên ngoài ống về hiện tượng xói tiếp xúc, thân ống bị rò nước, trong ống có đất bồi lắng, vùng đất xung quanh ống ngầm bị rò nước, tầng lọc bảo vệ ở cửa thấm thoát ra.
...
Như vậy, việc đánh giá an toàn thấm trong quá trình kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi sẽ gồm những nội dung sau:
- Đánh giá an toàn thấm đập đất, đá;
- Đánh giá an toàn thấm đập bê tông, bê tông cốt thép;
- Đánh giá an toàn thấm các công trình liên quan.
Đánh giá tổng hợp an toàn thấm trong quá trình kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi sẽ có những mức độ nào?
Căn cứ theo tiết 7.3.4 tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 quy định như sau:
Kiểm định đập
...
7.3 Nội dung kiểm định đập
...
7.3.4 Đánh giá an toàn thấm
...
7.3.4.4 Đánh giá tổng hợp an toàn thấm
a) Đánh giá an toàn thấm của đập và các công trình liên quan theo các mức độ sau:
- Mức A: Đập và các công trình liên quan an toàn thấm cao;
- Mức B: Đập và các công trình liên quan an toàn thấm trung bình;
- Mức C: Đập và các công trình liên quan có nguy cơ mất an toàn thấm.
b) Đánh giá mức độ an toàn thấm cho đập và các công trình liên quan được quy định trong Phụ lục E.
...
Như vậy, đánh giá tổng hợp an toàn thấm trong quá trình kiểm định đập thuộc công trình thủy lợi sẽ có những mức độ như sau:
- Mức A: Đập và các công trình liên quan an toàn thấm cao;
- Mức B: Đập và các công trình liên quan an toàn thấm trung bình;
- Mức C: Đập và các công trình liên quan có nguy cơ mất an toàn thấm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.