Việc đảm bảo an toàn giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước được thực hiện như thế nào?

Em ơi cho chị hỏi: Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước là gì? Việc đảm bảo an toàn trong giao dịch điện tử được thực hiện như thế nào? Trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử mà có sự cố thì xử lý như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Diễm Chi đến từ Đà Nẵng.

Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 87/2021/TT-BTC quy định như sau:

Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN là các giao dịch điện tử giữa KBNN với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và trong nội bộ hệ thống KBNN trong các hoạt động nghiệp vụ của KBNN: quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Như vậy giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước là các giao dịch điện tử giữa Kho bạc Nhà nước với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và trong nội bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước trong các hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước:

- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước;

- Quản lý ngân quỹ nhà nước;

- Tổng kế toán nhà nước;

- Huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Giao dịch điện tử

Giao dịch điện tử (Hình từ Internet)

Việc đảm bảo an toàn giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 87/2021/TT-BTC quy định như sau:

Bảo đảm an toàn trong các giao dịch điện tử
1. Việc bảo đảm an toàn trong giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được sử dụng tài khoản đăng nhập các trang thông tin điện tử của KBNN để thực hiện các giao dịch điện tử và tra cứu dữ liệu giao dịch theo quy định của Thông tư này. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản đăng nhập các trang thông tin điện tử của KBNN không đúng mục đích hoặc vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn thông tin mạng quy định tại khoản 1 Điều này, KBNN được tạm ngừng giao dịch điện tử với cơ quan, tổ chức, cá nhân đó cho đến khi cơ quan, tổ chức, cá nhân đó có biện pháp khắc phục.

Và căn cứ theo Điều 14 Nghị định 165/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Bảo đảm an toàn trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
1. Chủ quản hệ thống thông tin nếu thực hiện việc thu thập thông tin cá nhân của người tham gia giao dịch phải tuân thủ Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng và các quy định pháp luật liên quan về bảo vệ thông tin cá nhân.
2. Chủ quản hệ thống thông tin phải bảo đảm an toàn, bảo mật cho hệ thống thông tin và giao dịch của người tham gia giao dịch theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, tối thiểu áp dụng các biện pháp sau:
a) Xác định cấp độ và triển khai các phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin tương ứng theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng và Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Trường hợp chủ quản hệ thống thông tin là các tổ chức không thuộc Nhà nước thì chỉ xác định cấp độ an toàn của hệ thống và trang bị các biện pháp bảo vệ cho hệ thống tối thiểu đáp ứng các yêu cầu đối với cấp độ tương ứng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, không bắt buộc phải làm thủ tục thẩm định, phê duyệt hồ sơ cấp độ.
b) Kết nối từ cơ quan, tổ chức, cá nhân tới hệ thống thông tin phải được mã hóa. Trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính phải sử dụng chứng thư số để bảo mật thông tin trên đường truyền và không bị giả mạo.

Như vậy việc đảm bảo an toàn giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước được thực hiện như trên.

Trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước mà có sự cố thì xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 87/2021/TT-BTC quy định như sau:

Xử lý sự cố trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN
1. Trường hợp gặp sự cố trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN mà do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải tự khắc phục sự cố. Trong thời gian chưa khắc phục được sự cố, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện thông báo cho KBNN bằng văn bản.
2. Trường hợp gặp sự cố do lỗi tại hệ thống thông tin của KBNN, KBNN thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được biết về sự cố của hệ thống và thời gian hệ thống tiếp tục vận hành trên Cổng thông tin điện tử KBNN và các kênh thông tin khác của KBNN.
3. Trong thời gian chưa khắc phục được sự cố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch trực tiếp tại KBNN, trừ trường hợp có quy định hoặc thỏa thuận khác.

Như vậy trường hợp gặp sự cố trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước mà do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó phải tự khắc phục sự cố.

Trong thời gian chưa khắc phục được sự cố, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện thông báo cho Kho bạc Nhà nước bằng văn bản.

Trường hợp gặp sự cố do lỗi tại hệ thống thông tin của Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được biết về sự cố của hệ thống và thời gian hệ thống tiếp tục vận hành trên Cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước và các kênh thông tin khác của Kho bạc Nhà nước.

Trong thời gian chưa khắc phục được sự cố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch trực tiếp tại KBNN, trừ trường hợp có quy định hoặc thỏa thuận khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,352 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào