Việc đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định thế nào?
Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp được thực hiện bằng những hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 về hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp như sau:
Hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
1. Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động.
3. Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4. Đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Như vậy, hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp bao gồm đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động.
Đồng thời hình thức đầu tư cũng bao gồm đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Đầu tư vốn nhà nước (Hình từ Internet)
Việc đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về đại diện chủ sở hữu nhà nước như sau:
Đại diện chủ sở hữu nhà nước
1. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 40 của Luật này.
2. Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định tại các điều 41, 42 và 43 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 44 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên, Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Việc đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 8 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 về nội dung quản lý nhà nước về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Xây dựng chiến lược đầu tư phát triển doanh nghiệp theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.
3. Xây dựng, lưu giữ các thông tin cơ bản về doanh nghiệp; theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp.
4. Ban hành danh mục, phương thức quản lý tài chính, chính sách ưu đãi đối với sản phẩm, dịch vụ công ích trong từng thời kỳ.
5. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước tại doanh nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm.
Như vậy, việc đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm những nội dung được quy định tại Điều 8 nêu trên.
Trong đó có nội dung xây dựng chiến lược đầu tư phát triển doanh nghiệp theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.