Việc cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi đọc hồ sơ có phải lập biên bản không?
- Việc cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi đọc hồ sơ có phải lập biên bản không?
- Thời hạn đọc hồ sơ về người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt là bao lâu?
- Hết thời hạn cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đọc hồ sơ, cơ quan Công an phải làm gì?
Việc cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi đọc hồ sơ có phải lập biên bản không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 05/2018/TT-BCA quy định về Việc đọc hồ sơ như sau:
Việc đọc hồ sơ
1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ, cơ quan Công an nơi lập hồ sơ phải gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện văn bản thông báo về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ (theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Việc cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc hồ sơ phải được lập biên bản (theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này).
...
Theo quy định trên, sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ, cơ quan Công an nơi lập hồ sơ phải gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện văn bản thông báo về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BCA.
Việc cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc hồ sơ phải được lập biên bản theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BCA.
Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Hình từ Internet)
Thời hạn đọc hồ sơ về người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 05/2018/TT-BCA quy định về Việc đọc hồ sơ như sau:
Việc đọc hồ sơ
...
3. Việc đọc hồ sơ được thực hiện theo giờ hành chính tại trụ sở cơ quan lập hồ sơ hoặc địa điểm thuận tiện do cơ quan lập hồ sơ lựa chọn. Thời hạn đọc hồ sơ là 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
4. Cơ quan Công an lập hồ sơ có trách nhiệm bố trí cán bộ giám sát việc đọc hồ sơ, chuẩn bị 01 bản phô tô hồ sơ để phục vụ cho việc đọc hồ sơ (chỉ xuất trình bản chính khi người đọc hồ sơ yêu cầu cần đối chiếu).
5. Sau thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu người được thông báo không thực hiện việc đọc hồ sơ theo thông báo thì việc tiến hành các thủ tục lập hồ sơ vẫn được thực hiện theo quy định.
Như vậy, việc đọc hồ sơ được thực hiện theo giờ hành chính tại trụ sở cơ quan lập hồ sơ hoặc địa điểm thuận tiện do cơ quan lập hồ sơ lựa chọn. Thời hạn đọc hồ sơ là 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Hết thời hạn cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đọc hồ sơ, cơ quan Công an phải làm gì?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 05/2018/TT-BCA quy định như sau:
Việc gửi hồ sơ để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Hết thời hạn đọc hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này, cơ quan Công an nơi lập hồ sơ chuyển hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này), cụ thể như sau:
1. Trường hợp cơ quan lập hồ sơ gửi hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tư pháp cấp huyện thì phải lập Biên bản giao nhận hồ sơ.
2. Trường hợp cơ quan lập hồ sơ gửi hồ sơ qua đường công văn tới Phòng Tư pháp cấp huyện thì phải ghi vào sổ giao nhận công văn.
Theo đó, hết thời hạn đọc hồ sơ theo quy định, cơ quan Công an nơi lập hồ sơ chuyển hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BCA), cụ thể như sau:
- Trường hợp cơ quan lập hồ sơ gửi hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tư pháp cấp huyện thì phải lập Biên bản giao nhận hồ sơ.
- Trường hợp cơ quan lập hồ sơ gửi hồ sơ qua đường công văn tới Phòng Tư pháp cấp huyện thì phải ghi vào sổ giao nhận công văn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.