Việc chiết các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Tôi có câu hỏi là việc chiết các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật được thực hiện theo nguyên tắc nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.P đến từ Đồng Nai.

Việc chiết các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Việc chiết các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8424-1:2010 như sau:

Nguyên tắc
3.1. Yêu cầu chung
Như đã nêu trong phần giới thiệu, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể thay đổi thiết bị sử dụng, điều kiện chiết, làm sạch và sắc ký để nâng cao hiệu quả của phương pháp. Những điều chỉnh đó phải được lập thành văn bản rõ ràng và được chứng minh cho kết quả hợp lệ.
Các phương pháp mô tả trong tiêu chuẩn này được dựa trên qui trình gồm bốn giai đoạn (trong một số trường hợp hai giai đoạn có thể được kết hợp, toàn bộ hoặc một phần), như trong 3.2 đến 3.5.
Qui trình kiểm soát chất lượng đối với phép phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ví dụ: được Ủy ban châu Âu xuất bản [8], thì cần tuân theo các phiên bản mới.
3.2. Chiết
Chiết các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi các chất nền mẫu bằng cách sử dụng các dung môi thích hợp, sao cho thu được hiệu suất chiết tối đa các dư lượng và giảm thiểu các chất bị chiết cùng mà có thể làm tăng sự gây nhiễu cho phép xác định.

Như vậy, theo quy định trên thì việc chiết các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật được thực hiện theo nguyên tắc sau: Chiết các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi các chất nền mẫu bằng cách sử dụng các dung môi thích hợp, sao cho thu được hiệu suất chiết tối đa các dư lượng và giảm thiểu các chất bị chiết cùng mà có thể làm tăng sự gây nhiễu cho phép xác định.

dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc

Việc chiết các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Phép phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng hóa chất độc hại không?

Phép phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng hóa chất độc hại không, thì theo quy định tại tiết 4.3.1 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8424-1:2010 như sau:

Thuốc thử
4.3. Khía cạnh an toàn liên quan đến thuốc thử
4.3.1. Yêu cầu chung
Phép phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong chất nền thực phẩm sẽ sử dụng một số hóa chất độc hại. Phải luôn tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn nêu trong 4.3.2 và 4.3.3 tại mọi thời điểm.
4.3.2. Thuốc bảo vệ thực vật
Nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật rất độc hại qua nhiều đường phơi nhiễm khác nhau, đặc biệt là khi chúng ở dạng đậm đặc. Ví dụ, thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ có độc tính cao, không chỉ qua đường tiêu hóa, mà còn qua da (dermally) và đường hô hấp. Khi làm việc với các chất chuẩn, dung dịch chuẩn, v.v.... cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa tại mọi thời điểm (xem các bảng cảnh báo an toàn hoặc nhãn để biết thông tin bổ sung):
a) Thực hiện tất cả các công việc như lấy mẫu phòng thử nghiệm, pha trộn, cân v.v.. .trong tủ hút khói có hiệu quả trong khu vực thông gió cưỡng bức không tuần hoàn không khí; hoặc đeo mặt nạ chống khí thích hợp. Nếu sử dụng mặt nạ, thì nên thay thế bộ lọc vì khi sử dụng mặt nạ bị nhiễm bẩn có thể nguy hiểm hơn khi không mang.

Như vậy, theo quy định trên thì phép phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật sẽ sử dụng một số hóa chất độc hại.

Phải luôn tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn nêu trong 4.3.2 và 4.3.3 tại mọi thời điểm.

Để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đều sử dụng GC đúng không?

Để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đều sử dụng GC đúng không, thì theo quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8424-1:2010 như sau:

Phép xác định
Để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong hầu hết trường hợp đều sử dụng GC.
Cần sử dụng một hệ thống GC phù hợp, tốt nhất là được trang bị các bộ phận gia nhiệt riêng biệt cho bộ bơm, detector và lò cột. Các máy bơm trực tiếp vào cột GC thường được khuyến cáo. Mặc dù sự lựa chọn các phần khác nhau của hệ thống GC là do kinh nghiệm lựa chọn của các nhà phân tích, nhưng các khuyến nghị chung như sau:
Các loại detector khác nhau đã cho thấy thích hợp nhất để xác định thuốc bảo vệ thực vật nhóm halogen hữu cơ, phosho hữu cơ và nitơ hữu cơ.

Như vậy, theo quy định trên thì để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm có nguồn gốc hầu hết trường hợp đều sử dụng GC.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

591 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào