Việc cấp giấy phép trang bị vũ khí sẽ do ai thực hiện theo quy định hiện nay? Trường hợp nào cơ quan nhà nước được trang bị vũ khí?
Cơ quan nhà nước được phép trang bị vũ khí trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 12 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về trường hợp mà cơ quan nhà nước được mang vũ khi như sau:
Trường hợp mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ từ nước ngoài vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Bảo vệ khách quốc tế là đối tượng cảnh vệ đến thăm và làm việc tại Việt Nam;
b) Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
c) Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra, vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Bảo vệ đối tượng cảnh vệ theo quy định của Luật Cảnh vệ;
b) Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
c) Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an.
Theo đó, cơ quan nhàn nước được phép trang bị vũ khí trong trường hợp:
- Bảo vệ đối tượng cảnh vệ theo quy định của Luật Cảnh vệ;
- Luyện tập, thi đấu thể thao; triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật;
- Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Việc cấp giấy phép trang bị vũ khí sẽ do ai thực hiện theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Để được cấp giấy phép trang bị vũ khí thì hồ sơ đề nghị đối với cơ quan không thuộc Bộ Quốc phòng cần những gì?
Căn cứ Điều 15 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về thủ thục đề nghị cấp giấy phép trang bị vũ khí thì hồ sơ đề nghị đối với cơ quan không thuộc Bộ Quốc phòng như sau:
Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật
...
5. Thủ tục cấp giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nêu rõ lý do, nhu cầu sử dụng, chủng loại, số lượng vũ khí, công cụ hỗ trợ; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy phép hoạt động; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, đối với cơ quan nhà nước không thuộc bộ quốc phòng, để được cấp giấy phép trang bị vũ khí thì hồ sơ đề nghị cần:
- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nêu rõ lý do, nhu cầu sử dụng, chủng loại, số lượng vũ khí, công cụ hỗ trợ;
- Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy phép hoạt động;
- Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trang bị vũ khi cần được nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép trang bị vũ khí; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Việc cấp giấy phép trang bị vũ khí sẽ do ai thực hiện theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 16/2018/TT-BCA quy định về thẩm quyền cấp giấy phép trang bị vũ khí như sau:
Cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc bộ, ngành ở trung ương và doanh nghiệp được Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, bao gồm:
a) Giấy phép trang bị, sử dụng, mua, mang, vận chuyển, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí;
b) Giấy phép kinh doanh, trang bị, sử dụng, mua, mang, vận chuyển, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ;
c) Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ;
d) Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng;
đ) Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đối với trường hợp vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ để quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu;
e) Thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ.
...
Từ quy định trên thì Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sẽ có thẩm quyền cấp giấy phép trang bị vũ khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.