Việc cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được thực hiện trên cơ sở nào?
- Việc cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được thực hiện trên cơ sở nào?
- Tổ chức cung cấp thông tin giả mạo để được tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức cung cấp thông tin giả mạo để được tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện không?
Việc cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được thực hiện trên cơ sở nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 quy định về phương thức cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện như sau:
Phương thức cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện
1. Phương thức cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định như sau:
a) Cấp giấy phép trực tiếp được thực hiện trên cơ sở xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép;
b) Cấp giấy phép thông qua thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được thực hiện trên cơ sở đánh giá hồ sơ thi tuyển, theo những tiêu chí cơ bản về năng lực tài chính và đầu tư, năng lực kỹ thuật nghiệp vụ, năng lực kinh doanh, nguồn nhân lực;
c) Cấp giấy phép thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được thực hiện trên cơ sở đánh giá hồ sơ đấu giá theo những tiêu chí nhất định và mức trả giá của doanh nghiệp.
...
Theo quy định trên, việc cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được thực hiện trên cơ sở đánh giá hồ sơ đấu giá theo những tiêu chí nhất định và mức trả giá của doanh nghiệp.
Tần số vô tuyến điện (Hình từ Internet)
Tổ chức cung cấp thông tin giả mạo để được tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện thì bị xử phạt thế nào?
Theo điểm c khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 59 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 25 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện như sau:
Vi phạm quy định về đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
...
2. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện một trong các nội dung cam kết triển khai mạng viễn thông sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;
b) Thông đồng giữa các bên tham gia đấu giá hoặc giữa các doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện;
c) Cố ý gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo để được tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy kết quả đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này trong trường hợp chưa cấp giấy phép;
b) Buộc thu hồi quyền sử dụng băng tần đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này trong trường hợp không triển khai đủ số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện phải triển khai đã cam kết sau 02 năm kể từ ngày được cấp giấy phép sử dụng băng tần.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo quy định trên, tổ chức cung cấp thông tin giả mạo để được tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Đồng thời tổ chức vi phạm còn bị tịch thu giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và hủy kết quả đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt tổ chức cung cấp thông tin giả mạo để được tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện không?
Theo khoản 2 Điều 115 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 41 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, tổ chức cung cấp thông tin giả mạo để được tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 200.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có quyền xử phạt tổ chức này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.