Việc bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Việc bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Việc bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Bố trí thuyền viên trên tàu biển Việt Nam
...
2. Việc bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phải có chứng chỉ chuyên môn phù hợp. Thuyền viên có thể được bố trí đảm nhiệm chức danh thấp hơn chức danh và hạn chế chức danh ghi trong GCNKNCM, không được bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh cao hơn chức danh và hạn chế chức danh ghi trong GCNKNCM.
Thuyền viên có GCNKNCM sỹ quan boong; sỹ quan máy trở lên được phép đảm nhận chức danh thủy thủ trực ca OS, thuỷ thủ trực ca AB; thợ máy trực ca Oiler, thợ máy trực ca AB;
b) Thuyền viên được bố trí làm việc trên tàu chở dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, tàu khách, tàu khách Ro-Ro, tàu hoạt động trên vùng nước nước cực và tàu cao tốc theo quy định Bộ luật HSC; tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF thì ngoài GCNKNCM và các GCNHLNV cần phải có khi làm việc trên tàu biển thông thường, còn phải có GCNHLNVĐB tương ứng với từng chức danh trên loại tàu đó.
...
Trước đây, việc bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu căn cứ theo khoản 2 Điều 63 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Bố trí thuyền viên trên tàu biển Việt Nam
...
2. Việc bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phải có chứng chỉ chuyên môn phù hợp. Không được bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh cao hơn chức danh và hạn chế chức danh ghi trong GCNKNCM.
Thuyền viên có GCNKNCM sỹ quan boong; sỹ quan máy trở lên được phép đảm nhận chức danh thủy thủ trực ca OS, thủy thủ trực ca AB; thợ máy trực ca Oiler, thợ máy trực ca AB.
b) Thuyền viên được bố trí làm việc trên tàu chở dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, tàu khách, tàu khách Ro-Ro, tàu hoạt động trên vùng cực và tàu cao tốc thì ngoài GCNKNCM và các GCNHLNV cần phải có khi làm việc trên tàu biển thông thường, còn phải có GCNHLNVĐB tương ứng với từng chức danh trên loại tàu đó.
...
Theo đó, việc bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Phải có chứng chỉ chuyên môn phù hợp. Không được bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh cao hơn chức danh và hạn chế chức danh ghi trong Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.
Thuyền viên có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan boong; sỹ quan máy trở lên được phép đảm nhận chức danh thủy thủ trực ca OS, thủy thủ trực ca AB; thợ máy trực ca Oiler, thợ máy trực ca AB.
- Thuyền viên được bố trí làm việc trên tàu chở dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, tàu khách, tàu khách Ro-Ro, tàu hoạt động trên vùng cực và tàu cao tốc thì ngoài Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và các Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cần phải có khi làm việc trên tàu biển thông thường, còn phải có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ tương ứng với từng chức danh trên loại tàu đó.
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện nào?
Theo khoản 2 Điều 59 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về bố trí thuyền viên trên tàu biển Việt Nam như sau:
Thuyền viên làm việc trên tàu biển
1. Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam.
2. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam;
b) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
c) Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;
d) Có sổ thuyền viên;
đ) Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
3. Công dân Việt Nam có đủ điều kiện có thể được làm việc trên tàu biển nước ngoài.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể chức danh và nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên; định biên an toàn tối thiểu; tiêu chuẩn chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên; đăng ký thuyền viên và sổ thuyền viên; điều kiện để thuyền viên là công dân nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:
- Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam;
- Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
- Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;
- Có sổ thuyền viên;
- Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
Trong trường hợp đặc biệt ai có thể thay thế chức năng của thuyền trưởng để tiếp tục vận hành chuyến đi?
Việc bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 63 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/09/2023) như sau:
Bố trí thuyền viên trên tàu biển Việt Nam
1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 59 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam và tuổi làm việc theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Việc bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phải có chứng chỉ chuyên môn phù hợp. Thuyền viên có thể được bố trí đảm nhiệm chức danh thấp hơn chức danh và hạn chế chức danh ghi trong GCNKNCM, không được bố trí thuyền viên đảm nhiệm chức danh cao hơn chức danh và hạn chế chức danh ghi trong GCNKNCM.
Thuyền viên có GCNKNCM sỹ quan boong; sỹ quan máy trở lên được phép đảm nhận chức danh thủy thủ trực ca OS, thuỷ thủ trực ca AB; thợ máy trực ca Oiler, thợ máy trực ca AB;
b) Thuyền viên được bố trí làm việc trên tàu chở dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, tàu khách, tàu khách Ro-Ro, tàu hoạt động trên vùng nước nước cực và tàu cao tốc theo quy định Bộ luật HSC; tàu sử dụng nhiên liệu có điểm bắt cháy thấp theo quy định Bộ luật IGF thì ngoài GCNKNCM và các GCNHLNV cần phải có khi làm việc trên tàu biển thông thường, còn phải có GCNHLNVĐB tương ứng với từng chức danh trên loại tàu đó.
3. Thuyền trưởng tàu khách phải có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của tàu không phải là tàu khách cùng hạng tối thiểu 24 tháng hoặc đã đảm nhiệm chức danh đại phó tàu khách tối thiểu 24 tháng.
Có thể thấy so với trước đây thì hiện nay pháp luật không còn quy định về trường hợp đặc biệt ai có thể thay thế chức năng của thuyền trưởng để tiếp tục vận hành chuyến đi.
Trước đây, nguyên tắc bố trí chức danh trong một số trường hợp đặc biệt Theo khoản 3 Điều 63 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/09/2023) quy định về bố trí thuyền viên trên tàu biển Việt Nam như sau:
Bố trí thuyền viên trên tàu biển Việt Nam
...
3. Nguyên tắc bố trí chức danh trong một số trường hợp đặc biệt:
a) Trong trường hợp tàu đang hành trình trên biển mà thuyền trưởng, máy trưởng không còn khả năng đảm nhiệm chức năng, chủ tàu, người khai thác tàu có thể bố trí đại phó, sỹ quan máy có chức danh cao nhất thay thế thuyền trưởng hoặc máy trưởng để có thể tiếp tục chuyến đi nhưng chỉ đến cảng tới đầu tiên;
b) Thuyền trưởng tàu khách phải có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của tàu không phải là tàu khách cùng hạng tối thiểu 24 tháng hoặc đã đảm nhiệm chức danh đại phó tàu khách tối thiểu 24 tháng.
Theo đó, trong trường hợp tàu đang hành trình trên biển mà thuyền trưởng không còn khả năng đảm nhiệm chức năng, chủ tàu, người khai thác tàu có thể bố trí đại phó, sỹ quan máy có chức danh cao nhất thay thế thuyền trưởng để có thể tiếp tục chuyến đi nhưng chỉ đến cảng tới đầu tiên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.