Việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý nhằm mục tiêu gì? Nguyên tắc thực hiện việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề đảm bảo bình đẳng giới. Cho tôi hỏi việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý nhằm mục tiêu gì? Nguyên tắc thực hiện việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Thanh Hằng ở Đồng Tháp.

Việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý nhằm mục tiêu gì?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 11/2014/TT-BTP về mục tiêu của bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý như sau:

Mục tiêu
1. Bảo đảm cơ hội bình đẳng giữa nam và nữ trong tiếp cận hoạt động trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.
2. Xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tiến tới bình đẳng thực chất giữa nam và nữ trong trợ giúp pháp lý.
3. Thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý và trong giám sát việc thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.

Theo đó, việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý nhằm mục tiêu bảo đảm cơ hội bình đẳng giữa nam và nữ trong tiếp cận hoạt động trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.

Và xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tiến tới bình đẳng thực chất giữa nam và nữ trong trợ giúp pháp lý.

Đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý và trong giám sát việc thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.

Bình đảng giới

Việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý nhằm mục tiêu gì? Nguyên tắc thực hiện việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc thực hiện việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được quy định thế nào?

Theo Điều 4 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định về nguyên tắc thực hiện việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý như sau:

Nguyên tắc thực hiện
1. Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý và các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới.
2. Không định kiến giới, không cản trở hoặc ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận bình đẳng trong hoạt động trợ giúp pháp lý của nam và nữ trên thực tế.
3. Mọi hành vi phân biệt đối xử về giới trong trợ giúp pháp lý khi phát hiện phải được ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, công khai và đúng pháp luật.
4. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

Theo đó, việc bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.

Trong đó có nguyên tắc không định kiến giới, không cản trở hoặc ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận bình đẳng trong hoạt động trợ giúp pháp lý của nam và nữ trên thực tế.

Và mọi hành vi phân biệt đối xử về giới trong trợ giúp pháp lý khi phát hiện phải được ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, công khai và đúng pháp luật.

Việc kiểm tra về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được thực hiện thế nào?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định về đánh giá, kiểm tra bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý như sau:

Đánh giá, kiểm tra bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đánh giá và báo cáo kết quả hàng năm, đột xuất hoặc theo chuyên đề về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý. Nội dung đánh giá và báo cáo kết quả bao gồm:
a) Kết quả thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong cơ cấu tổ chức, đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý và trong hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định tại Chương II và Chương III của Thông tư này;
b) Phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; những tác động tích cực, tiêu cực và đề xuất các giải pháp để bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý.
2. Việc kiểm tra về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được thực hiện lồng ghép trong chương trình kiểm tra hàng năm, đột xuất hoặc theo chuyên đề của cơ quan, đơn vị.

Như vậy, việc kiểm tra về bảo đảm bình đẳng giới trong trợ giúp pháp lý được thực hiện lồng ghép trong chương trình kiểm tra hàng năm, đột xuất hoặc theo chuyên đề của cơ quan, đơn vị.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

869 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào