Việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế do cơ quan nào có quyền đề xuất?

Xin cho hỏi là cơ quan nào có quyền đề xuất việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế? Và việc có áp dụng hay không sẽ do ai có quyền quyết định? - câu hỏi của anh Khoa (Bình Phước).

Việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế do cơ quan nào có quyền đề xuất?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 20 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định như sau:

Đề xuất và quyết định áp dụng hay không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia
1. Bộ Thương mại đề xuất và trình Chính phủ việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình sau khi có ý kiến bằng văn bản của bộ, ngành có liên quan.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất và trình Chính phủ việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Thương mại.
...

Căn cứ trên quy định cơ quan đề xuất việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế gồm:

- Bộ Thương mại (hiện nay gọi là Bộ Công Thương) đề xuất và trình Chính phủ việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình sau khi có ý kiến bằng văn bản của bộ, ngành có liên quan.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất và trình Chính phủ việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Thương mại.

Ai có quyền quyết định việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế?

Theo khoản 3 Điều 20 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định như sau:

Đề xuất và quyết định áp dụng hay không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia
...
3. Chính phủ quyết định hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia.

Theo đó, Chính phủ quyết định hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế.

Đối xử quốc gia

Áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế (Hình từ Internet)

Các trường hợp nào áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế?

Theo Điều 15 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định những trường hợp áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế như sau:

Trường hợp áp dụng Đối xử quốc gia
Nhà nước Việt Nam áp dụng một phần hay toàn bộ Đối xử quốc gia trong các trường hợp:
1. Pháp luật Việt Nam có quy định về áp dụng Đối xử quốc gia;
2. Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định áp dụng Đối xử quốc gia;
3. Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng Đối xử quốc gia đối với Việt Nam;
4. Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.

Theo đó, Nhà nước Việt Nam áp dụng một phần hay toàn bộ Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế trong các trường hợp sau:

- Pháp luật Việt Nam có quy định về áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế;

- Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế;

- Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế đối với Việt Nam;

- Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.

Theo Điều 17 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định những trường hợp không áp dụng Đối xử quốc gia như sau:

Ngoại lệ về Đối xử quốc gia
Đối xử quốc gia không áp dụng đối với:
1. Việc mua sắm của Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích tiêu dùng của Chính phủ;
2. Các khoản trợ cấp dành cho nhà sản xuất trong nước, các chương trình trợ cấp thực hiện dưới hình thức Chính phủ Việt Nam mua lại hàng hoá sản xuất trong nước;
3. Các quy định hạn chế thời lượng phim ảnh trình chiếu;
4. Các khoản phí vận tải trong nước được tính trên cơ sở các hoạt động mang tính kinh tế của phương tiện vận tải.

Theo đó, Nhà nước Việt Nam không áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế trong các trường hợp sau:

- Việc mua sắm của Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích tiêu dùng của Chính phủ;

- Các khoản trợ cấp dành cho nhà sản xuất trong nước, các chương trình trợ cấp thực hiện dưới hình thức Chính phủ Việt Nam mua lại hàng hoá sản xuất trong nước;

- Các quy định hạn chế thời lượng phim ảnh trình chiếu;

- Các khoản phí vận tải trong nước được tính trên cơ sở các hoạt động mang tính kinh tế của phương tiện vận tải.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

856 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào