Vị trí nguy hiểm trên đường thủy là gì? Vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa được xử lý bao nhiêu bước?

Tôi có câu hỏi là vị trí nguy hiểm trên đường thủy là gì? Vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa được xử lý bao nhiêu bước? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.H đến từ Đồng Nai.

Vị trí nguy hiểm trên đường thủy là gì?

Vị trí nguy hiểm trên đường thủy được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT như sau:

Vị trí nguy hiểm trên đường thủy là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa hoặc điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
2. Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông) là một vị trí; một đoạn luồng hoặc khu vực giao cắt mà tại đó có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
3. Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là điểm đen) là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông mà tại đó có xảy ra tai nạn giao thông.
4. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực là cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa (Chi cục Đường thủy nội địa, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải hoặc đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải).

Như vậy, theo quy định trên thì vị trí nguy hiểm trên đường thủy là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa hoặc điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa.

vị trí nguy hiểm trên đường thủy

Vị trí nguy hiểm trên đường thủy là gì? (Hình từ Internet)

Hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa đối với công trình xây dựng gồm những tài liệu nào?

Hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa đối với công trình xây dựng gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT như sau:

Hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa
1. Đối với các công trình xây dựng
a) Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có);
b) Hồ sơ theo dõi luồng, vật chướng ngại, phương tiện hoạt động tại khu vực;
c) Bản vẽ sơ đồ hiện trạng khu vực thể hiện công trình trên luồng, các đặc trưng khác của luồng (bề rộng luồng, vận tốc, hướng dòng chảy và các yếu tố khác...);
d) Các thông số kỹ thuật: kích thước khoang thông thuyền, âu tàu, tĩnh không đường dây, chiều sâu công trình ngầm;
đ) Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan Công an cung cấp (đối với điểm đen);
e) Ảnh chụp khu vực, dữ liệu camera hiện trường;
f) Các tài liệu khác (nếu có).
2. Đối với hiện trạng tự nhiên (các bãi cạn, đoạn cạn, bãi đá ngầm, vật chướng ngại khác)
a) Hồ sơ theo dõi luồng, phương tiện thủy nội địa, tàu biển hoạt động tại khu vực;
b) Bình đồ hiện trạng khu vực thể hiện báo hiệu, bãi cạn, vật chướng ngại, các đặc trưng khác của luồng (bề rộng luồng, bán kính cong, vận tốc, hướng dòng chảy và các yếu tố khác...);
c) Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan Công an cung cấp (đối với điểm đen);
d) Ảnh chụp khu vực, dữ liệu camera hiện trường;
đ) Các tài liệu khác (nếu có).

Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa đối với công trình xây dựng gồm những tài liệu sau:

- Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có);

- Hồ sơ theo dõi luồng, vật chướng ngại, phương tiện hoạt động tại khu vực;

- Bản vẽ sơ đồ hiện trạng khu vực thể hiện công trình trên luồng, các đặc trưng khác của luồng (bề rộng luồng, vận tốc, hướng dòng chảy và các yếu tố khác...);

- Các thông số kỹ thuật: kích thước khoang thông thuyền, âu tàu, tĩnh không đường dây, chiều sâu công trình ngầm;

- Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan Công an cung cấp (đối với điểm đen);

- Ảnh chụp khu vực, dữ liệu camera hiện trường;

- Các tài liệu khác (nếu có).

Vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa được xử lý bao nhiêu bước?

Vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa được xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT như sau:

Các bước xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy
1. Xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa gồm 06 bước sau:
a) Bước 1: Xác định sơ bộ và thống kê các vị trí nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;
b) Bước 2: Khảo sát hiện trường và thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan;
c) Bước 3: Phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân;
d) Bước 4: Xếp hạng ưu tiên xử lý (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này) và lựa chọn biện pháp khắc phục;
đ) Bước 5: Xử lý vị trí nguy hiểm;
e) Bước 6: Theo dõi và đánh giá kết quả.
2. Nội dung các bước xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy được quy định tại các điều 8, 9, 10, 11, 12 và 13 của Thông tư này.

Theo đó, vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa được xử lý theo quy trình 06 bước gồm:

- Bước 1: Xác định sơ bộ và thống kê các vị trí nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này;

- Bước 2: Khảo sát hiện trường và thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan;

- Bước 3: Phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân;

- Bước 4: Xếp hạng ưu tiên xử lý (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này) và lựa chọn biện pháp khắc phục;

- Bước 5: Xử lý vị trí nguy hiểm;

- Bước 6: Theo dõi và đánh giá kết quả.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

489 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào