Vì sao ngày 23/11 được lấy là Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập?

Anh muốn hỏi: Vì sao ngày 23/11 được lấy là Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam? Năm 2023 là kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam? Anh cảm ơn. - câu hỏi của anh B. (Cần Thơ).

Vì sao ngày 23/11 được lấy là Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập?

Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được quy định tại Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 như sau:

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1946, có vinh dự, tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đặt nền móng, sáng lập và chính Người là Chủ tịch danh dự đầu tiên, liên tục trong 23 năm (1946-1969). Người dạy cán bộ, hội viên của Hội: “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp Phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”. Hơn 70 năm qua, Hội Chữ thập đỏ đã bám sát chức năng nhiệm vụ, tôn chỉ Mục đích, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao trong sự nghiệp nhân đạo cao cả, góp Phần tích cực cùng hệ thống chính trị thực hiện công tác bảo đảm an sinh xã hội và tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân.

Ngày 23/11/1946, Đại hội Đại biểu Hồng Thập tự Việt Nam lần thứ nhất tại Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội (Hà Tây cũ), chính thức thành lập Hội Hồng thập tự Việt Nam (nay là Hội Chữ thập đỏ Việt Nam). Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch danh dự đầu tiên, liên tục trong 23 năm (1946-1969).

Từ đó, ngày 23 tháng 11 hàng năm trở thành Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Năm 2023 là kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2023).

Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

Vì sao ngày 23/11 được lấy là Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập? (Hình từ Internet)

Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2023) được tổ chức ra sao?

Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2023) được tổ chức như sau:

Theo khoản 5, khoản 6 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có giải thích về năm tròn, năm khác như sau:

5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.

Bên cạnh đó, theo Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập như sau:

Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Theo đó, việc tổ chức Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2023) được thực hiện như sau:

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập.

- Không tổ chức lễ kỷ niệm.

Lưu ý: Kinh phí tổ chức Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 như sau:

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: hiệp thương dân chủ, thống nhất hành động; tự nguyện, không vụ lợi; công khai, minh bạch, đúng Mục đích, đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả; không phân biệt đối xử, phù hợp với truyền thống nhân ái của dân tộc; sử dụng Biểu tượng chữ thập đỏ; không được lợi dụng hoạt động Hội làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp Hội là đại hội Hội cấp đó; quyết định theo đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
3. Hội tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội, các Công ước Giơ-ne-vơ 1949, các Nghị định thư bổ sung năm 1977, các Điều ước quốc tế về nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 7 Nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.

Căn cứ trên quy định Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:

- Hiệp thương dân chủ, thống nhất hành động;

- Tự nguyện, không vụ lợi;

- Công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả;

- Không phân biệt đối xử, phù hợp với truyền thống nhân ái của dân tộc;

- Sử dụng Biểu tượng chữ thập đỏ; không được lợi dụng hoạt động Hội làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là đại hội Hội cấp đó; quyết định theo đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội, các Công ước Giơ-ne-vơ 1949, các Nghị định thư bổ sung năm 1977, các Điều ước quốc tế về nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 7 Nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,287 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào