Về việc ghi nhãn phụ hàng hóa được pháp luật quy định như thế nào? Cách ghi nhãn phụ ra sao để không vi phạm pháp luật?

Về việc ghi nhãn phụ hàng hóa được pháp luật quy định như thế nào? Công ty chúng tôi chuyên nhập khẩu mặt hàng thực phẩm chức năng từ Nhật Bản về phân phối trong nước. Đã công bố tiêu chuẩn theo pháp luật hiện hành. Vậy Công ty chúng tôi có thể yêu cầu phía người bán in và dán nhãn phụ (đã đăng ký với Bộ Y tế) lên sản phẩm giùm chúng tôi từ phía nhà sản xuất hay không? Trước lúc lưu thông hàng hoá chúng tôi sẽ bổ sung nhãn phụ (đã đăng ký với Bộ Y Tế) được in tại Việt Nam có được không?

Về việc ghi nhãn phụ hàng hóa được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP như sau:

"Điều 9. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa
...
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.”

Đồng thời tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định rằng:

"Điều 7. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa
...
3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc."

Theo đó, công ty có thể yêu cầu phía người bán in và dán nhãn phụ lên sản phẩm trước khi nhập khẩu với điều kiện nhãn phụ phải phù hợp với quy định và Công ty phải chịu trách nhiệm với nội dung ghi trên nhãn hàng hoá nhập khẩu đó.

Ghi nhãn phụ

Ghi nhãn phụ 

Cách ghi nhãn phụ ra sao để không vi phạm pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:

"Điều 8. Ghi nhãn phụ
1. Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.
2. Nhãn phụ được sử dụng đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường.
3. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam.
5. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:
a) Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
b) Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường."

Theo đó, việc ghi nhãn phụ thực hiện theo quy định trên để đảm bảo không vi phạm pháp luật.

Đồng thời trong quy định cũng nêu ra các trường hợp nào thì không cần phải ghi nhãn phụ.

Nếu không đảm bảo được nội dung ghi nhãn phụ thì có bị xử phạt gì hay không?

Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 48, khoản 53, khoản 54 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 31. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định pháp luật mà các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan:
a) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa có nhãn (kể cả nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.”.
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm là hàng hóa có nhãn hàng hóa thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền quốc gia hoặc các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa;
b) Buộc thu hồi hàng hóa và buộc loại bỏ hình ảnh, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; buộc thu hồi và tiêu hủy hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng hóa gian lận về thời hạn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này."

Như vậy, tùy theo vào mức độ hành vi, vi phạm của người thực hiện việc không dán nhãn hàng hóa mà sẽ có mức phạt riêng cho từng trường hợp cụ thể.

Bên cạnh đó, tùy trường hợp mà sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,137 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào