Về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế thì cơ sở y tế sử dụng nguồn, thiết bị phóng xạ có cần phải có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở không?
- Về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế thì cơ sở y tế sử dụng nguồn, thiết bị phóng xạ có cần phải có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở không?
- Cơ sở y tế thực hiện quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng như thế nào mới phù hợp với quy định về bảo đảm an toàn bức xạ?
- Cơ sở y tế thực hiện quản lý hồ sơ an toàn bức xạ như thế nào?
Về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế thì cơ sở y tế sử dụng nguồn, thiết bị phóng xạ có cần phải có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở không?
Về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế thì cơ sở y tế sử dụng nguồn, thiết bị phóng xạ phải có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 22 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định để bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế thì cơ sở y tế sử dụng nguồn, thiết bị phóng xạ phải có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở.
Tùy thuộc vào loại nguồn, thiết bị phóng xạ cơ sở sử dụng phải lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định tại Thông tư 24/2012/TT-BKHCN ngày 04/12/2012 (Thông tư này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 25/2014/TT-BKHCN) của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp cơ sở và cấp tỉnh và các yêu cầu cụ thể như sau:
(1) Cơ sở y tế sử dụng thiết bị chiếu chụp X - quang chẩn đoán y tế phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ với các yêu cầu cụ thể như sau:
a) Quy định và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh xảy ra các sự cố sau:
- Để người không có phận sự ở trong phòng đặt thiết bị khi máy đang phát tia;
- Nhân viên vận hành đặt nhầm chế độ chiếu, chụp, thực hiện chiếu chụp sai so với chỉ định của bác sỹ, chiếu chụp nhầm người bệnh;
- Thiết bị hỏng gây ra chiếu xạ không đúng với dự định và phải chiếu chụp lại.
b) Quy định về việc điều tra đánh giá liều chiếu xạ và theo dõi tình trạng sức khỏe đối với người bệnh chụp X - quang can thiệp khi xảy ra sự cố chiếu quá liều đáng kể so với mức liều dự kiến theo chỉ định; điều tra đánh giá liều chiếu xạ và theo dõi tình trạng sức khỏe đối với nhân viên bức xạ y tế trong các tình huống bị chiếu xạ vượt quá mức giới hạn liều quy định;
c) Quy định trách nhiệm báo cáo khi xảy ra các sự cố nêu tại Điểm a và trong các trường hợp chiếu quá liều nêu tại Điểm b của Khoản này;
d) Quy định về lập và lưu giữ hồ sơ đối với các trường hợp sự cố xảy ra.
(2) Cơ sở y tế sử dụng thuốc phóng xạ để chẩn đoán, điều trị phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ với các yêu cầu cụ thể như sau:
a) Quy định các biện pháp để tránh xảy ra các sự cố và quy trình ứng phó trong các trường hợp xảy ra sự cố sau:
- Mất thuốc phóng xạ;
- Đổ thuốc phóng xạ gây nhiễm bẩn;
- Để người không có phận sự ở trong phòng phân liều thuốc phóng xạ khi đang làm việc;
- Sử dụng nhầm liều, nhầm loại thuốc phóng xạ, nhầm người bệnh, chuẩn liều thuốc phóng xạ sai;
- Cháy nổ phòng lưu giữ thuốc phóng xạ, kho lưu giữ thuốc phóng xạ, chất thải phóng xạ;
- Vỡ, rò rỉ bể lưu giữ, xử lý chất thải phóng xạ lỏng.
b) Quy định về việc điều tra đánh giá liều hấp thụ và theo dõi tình trạng sức khỏe đối với người bệnh bị cho uống hoặc tiêm thuốc phóng xạ nhầm hoặc sai so với chỉ định của bác sỹ có khả năng gây ra liều chiếu xạ đối với người bệnh lớn hơn đáng kể so với mức liều dự kiến; điều tra đánh giá liều chiếu xạ và theo dõi tình trạng sức khỏe đối với nhân viên bức xạ y tế trong các tình huống bị chiếu xạ vượt quá mức giới hạn liều quy định; điều tra đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công chúng và môi trường trong các trường hợp sự cố;
c) Quy định trách nhiệm báo cáo khi xảy ra các sự cố nêu tại Điểm a và trong các trường hợp chiếu quá liều nêu tại Điểm b của Khoản này;
d) Quy định về lập và lưu giữ hồ sơ đối với các trường hợp sự cố xảy ra;
đ) Quy định về việc diễn tập ứng phó sự cố.
(3) Cơ sở y tế sử dụng thiết bị xạ trị, nguồn phóng xạ kín để xạ trị phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ với các yêu cầu cụ thể như sau:
a) Quy định các biện pháp để tránh xảy ra các sự cố và quy trình ứng phó trong trường hợp xảy ra các sự cố sau:
- Mất nguồn phóng xạ;
- Nguồn phóng xạ bị tắc không đưa trở về được vị trí bảo vệ và các sự cố liên quan đến hỏng thiết bị khác;
- Nguồn bị rò rỉ, bị phá vỡ gây nhiễm bẩn phóng xạ;
- Cháy, nổ phòng đặt thiết bị xạ trị, kho lưu giữ nguồn phóng xạ;
- Người không có phận sự ở trong phòng xạ trị trong thời gian xạ trị người bệnh;
- Các sự cố chiếu xạ đối với người bệnh: chiếu xạ nhầm người bệnh, chiếu xạ nhầm mô, lập kế hoạch điều trị sai, mức liều chiếu xạ thực tế lớn hơn mức chỉ định.
b) Quy định về việc điều tra đánh giá liều, phân bố liều trên cơ thể người bệnh và theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh trong trường hợp sự cố chiếu xạ đối với người bệnh; điều tra đánh giá liều chiếu xạ và theo dõi tình trạng sức khỏe đối với nhân viên bức xạ y tế trong các tình huống bị chiếu xạ vượt quá mức giới hạn liều quy định; điều tra đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công chúng và môi trường trong các trường hợp sự cố;
c) Quy định trách nhiệm báo cáo khi xảy ra các sự cố nêu tại Điểm a và trong các trường hợp sự cố chiếu xạ nêu tại Điểm b của Khoản này;
d) Quy định về lập và lưu giữ hồ sơ đối với các trường hợp sự cố xảy ra;
đ) Quy định về việc diễn tập ứng phó sự cố.
Cơ sở y tế thực hiện quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng như thế nào mới phù hợp với quy định về bảo đảm an toàn bức xạ?
Tài Điều 23 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT thì để bảo đảm an toàn bức xạ thì cơ sở y tế thực hiện quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng như sau:
- Chất thải phóng xạ sinh ra từ các hoạt động sử dụng chất phóng xạ trong cơ sở y tế gồm
+ Nước thải bị nhiễm bẩn phóng xạ từ phòng pha chế;
+ Phân liều thuốc phóng xạ;
+ Nước rửa chai lọ, dụng cụ làm việc với thuốc phóng xạ;
+ Nước thải nhà vệ sinh dùng cho người bệnh đã sử dụng thuốc phóng xạ;
+ Giấy, khăn lau nhiễm bẩn phóng xạ; xilanh, kim tiêm thuốc phóng xạ thải bỏ;
+ Bao bì, chai lọ đựng thuốc phóng xạ thải bỏ;
+ Quần áo, giầy dép nhiễm bẩn chất phóng xạ và các vật thể nhiễm bẩn phóng xạ khác được thải bỏ
Các chất thải trên phải được thu gom, lưu giữ, xử lý và thải bỏ theo quy định về quản lý chất thải phóng xạ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Chất thải phóng xạ rắn gồm
+ Giấy, khăn lau nhiễm bẩn phóng xạ; xilanh, kim tiêm thuốc phóng xạ thải bỏ;
+ Bao bì, chai lọ đựng thuốc phóng xạ thải bỏ:
+ Quần áo, giầy dép nhiễm bẩn chất phóng xạ và các vật thể nhiễm bẩn phóng xạ khác được thải bỏ;
Ngoài việc quản lý an toàn theo quy định nêu tại khoản 1 Điều này phải được quản lý theo quy định tại Quyết định 43/2007/QĐ-BYT.
Hiện nay Quyết định này đã hết hiệu lực, việc quản lý chất thải y tế sẽ được thực hiện theo các quy định tại Thông tư 20/2021/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Các nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng gồm
+ Nguồn phóng xạ đã hết hạn sử dụng từ thiết bị xạ trị từ xa dùng nguồn phóng xạ,
+ Nguồn phóng xạ không còn sử dụng trong xạ trị áp sát
+ Các nguồn phóng xạ kín khác dùng cho chuẩn thiết bị, nghiên cứu không còn sử dụng
Các nguồn trên phải được quản lý, lưu giữ theo quy định về quản lý nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Cơ sở y tế thực hiện quản lý hồ sơ an toàn bức xạ như thế nào?
Tại Điều 24 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định cơ sở y tế thực hiện quản lý hồ sơ an toàn bức xạ như sau:
- Cơ sở y tế có trách nhiệm lập, lưu giữ và quản lý các hồ sơ liên quan về an toàn bức xạ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng, cụ thể Điều 17 này quy định như sau:
Hồ sơ an toàn bức xạ
1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải lập, thường xuyên cập nhật, lưu giữ các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Năng lượng nguyên tử với các nội dung sau:
a) Hồ sơ về nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân;
b) Hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc, đo đạc và hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn, trong đó ghi lại: kế hoạch kiểm xạ, công tác kiểm xạ, kết quả kiểm xạ định kỳ, tài liệu bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị kiểm xạ và các tài liệu khác có liên quan;
c) Nhật ký và hồ sơ về sự cố bức xạ, hạt nhân trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;
d) Hồ sơ đào tạo của nhân viên bức xạ;
đ) Hồ sơ sức khỏe của nhân viên bức xạ, trong đó ghi lại kết quả khám sức khỏe hàng năm và đột xuất của từng nhân viên;
e) Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ được cập nhật ít nhất một năm một lần và ngay sau khi xảy ra trường hợp liều bức xạ vượt quá mức điều tra, giới hạn liều và khi có yêu cầu;
g) Kết luận thanh tra, kiểm tra và tài liệu về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
h) Hồ sơ kiểm xạ đối với công chúng gồm các nội dung: chương trình quan trắc và kết quả quan trắc bức xạ môi trường, kết quả hiệu chuẩn thiết bị quan trắc.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm cung cấp cho nhân viên bức xạ, đối tượng khác có liên quan về hồ sơ chiếu xạ nghề nghiệp; thực hiện lưu giữ, chuyển giao hồ sơ về kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp theo quy định tại Điều 29 của Luật Năng lượng nguyên tử. Hồ sơ sức khỏe và hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ phải được lưu giữ trong thời hạn 30 năm kể từ khi không còn làm công việc bức xạ.
3. Nhân viên bức xạ phải bảo quản và lưu giữ sổ theo dõi liều bức xạ cá nhân.
Cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ những thông tin trước đây liên quan đến chiếu xạ nghề nghiệp của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.