VD công thức tính trượt giá đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với nhà thầu? Nguyên tắc thanh toán?

Ví dụ về công thức tính trượt giá đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với nhà thầu? Nguyên tắc thanh toán? Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với nhà thầu áp dụng đối với gói thầu nào? Có bắt buộc phải có phương pháp tính trượt giá không?

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với nhà thầu áp dụng đối với gói thầu nào? Có bắt buộc phải có phương pháp tính trượt giá không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Đấu thầu 2023 về loại hợp đồng với nhà thầu:

Theo đó:

(i) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với nhà thầu được áp dụng đối với gói thầu có thời gian thực hiện dài và có rủi ro biến động giá đối với các chi phí đầu vào để thực hiện hợp đồng, có thể tác động tiêu cực đến việc thực hiện gói thầu nếu áp dụng đơn giá cố định.

Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh có đơn giá, giá hợp đồng có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.

Giá hợp đồng ban đầu dựa trên cơ sở số lượng, khối lượng công việc cần thiết với đơn giá cơ sở theo hợp đồng và chi phí dự phòng cho số lượng, khối lượng công việc có thể phát sinh, chi phí dự phòng trượt giá.

Nội dung Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với nhà thầu phải quy định phương pháp tính trượt giá và chi phí dự phòng trượt giá theo quy định của pháp luật.

(ii) Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc được nghiệm thu và đơn giá quy định tại hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh (nếu có).

Ví dụ về công thức tính trượt giá đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với nhà thầu? Nguyên tắc thanh toán?

Ví dụ về công thức tính trượt giá đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với nhà thầu? Nguyên tắc thanh toán? (Hình từ Internet)

Ví dụ về công thức tính trượt giá đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với nhà thầu?

Ví dụ về công thức tính trượt giá đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với nhà thầu được minh họa trong Mẫu số 4B ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT:

Lưu ý: Mẫu số 4B được sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.

a+b+c = 1

Trong đó:

P1 = Giá phải trả cho nhà thầu sau khi tính trượt giá

P0 = Giá hợp đồng (giá cơ bản)

a = Yếu tố cố định thể hiện lợi nhuận và phí quản lý chung được gộp vào trong giá hợp đồng, thông thường trong khoảng từ 5% đến 15%.

b = Ước tính tỷ lệ của chi phí lao động (nhân công) trong giá hợp đồng

c = Ước tính tỷ lệ của chi phí vật tư trong giá hợp đồng

L0, L1 = Lần lượt là chỉ số giá nhân công áp dụng cho ngành sản xuất hàng hóa tại nước xuất xứ của hàng hóa vào ngày cơ bản và ngày trượt giá

M0, M1 = Lần lượt là chỉ số giá vật tư vào ngày cơ bản và ngày trượt giá tại nước xuất xứ của hàng hóa

Trong HSDT, Nhà thầu phải ghi rõ nguồn trích dẫn các chỉ số đó, nguồn thông tin tỷ giá (nếu phù hợp) và giá trị các chỉ số vào ngày cơ bản.

Các hệ số a, b, và c sẽ do Chủ đầu tư xác định như sau:

a = [ghi giá trị hệ số]

b= [ghi giá trị hệ số]

c= [ghi giá trị hệ số]

Ngày cơ bản = 28 ngày trước thời điểm đóng thầu.

Ngày trượt giá = [ghi số tuần] tuần trước ngày giao hàng lên tàu (thường tương ứng với thời điểm khi quá trình sản xuất đã hoàn thành một nửa).

Điều kiện thực hiện trượt giá:

(i) Không được phép tính trượt giá ngoài thời hạn giao hàng gốc. Thông thường, trượt giá không được áp dụng cho khoảng thời gian chậm trễ mà Nhà thầu phải chịu toàn bộ trách nhiệm.

(ii) Nếu đồng tiền thể hiện giá hợp đồng P0 không phải là đồng tiền ghi chỉ số giá nhân công và vật tư thì sẽ áp dụng một hệ số quy đổi để tránh sai sót khi tính trượt giá hợp đồng. Hệ số quy đổi được tính như sau:

Z = Z0/Z1

Trong đó:

Z0 = Số đơn vị đồng tiền ghi các chỉ số đó tương đương một đồng tiền thể hiện giá hợp đồng P0 vào ngày cơ bản;

Z1 = Số đơn vị đồng tiền ghi các chỉ số đó tương đương một đồng tiền thể hiện giá hợp đồng P0 vào ngày trượt giá.

(iii) Số tiền tương ứng với khoản thanh toán tạm ứng cho Nhà thầu sẽ không được tính trượt giá

Nguyên tắc thanh toán hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với nhà thầu?

Nguyên tắc thanh toán hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh với nhà thầu được quy định tại khoản 3 Điều 112 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Giá trị thanh toán được xác định trên cơ sở đơn giá hoặc đơn giá đã được điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện và đã được nghiệm thu tương ứng với các mốc hoàn thành và quy định trong hợp đồng; trường hợp hợp đồng không điều chỉnh đơn giá mà điều chỉnh trượt giá thì giá trị thanh toán được xác định theo giá hợp đồng được điều chỉnh trượt giá theo quy định của hợp đồng.

Tải về Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ?

Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ là Mẫu số 4B ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT:

Tải về Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,520 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào