Vay hỗ trợ phát triển chính thức là gì? Ai có thẩm quyền quyết định cho vay lại vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức?
Vay hỗ trợ phát triển chính thức là gì?
Vay hỗ trợ phát triển chính thức được giải thích theo khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
5. Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.
Theo đó, vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.
Ai có thẩm quyền quyết định cho vay lại vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức?
Thẩm quyền quyết định cho vay lại vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức được căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 14 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ
1. Quyết định chương trình quản lý nợ công 03 năm.
2. Quyết định kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm.
3. Quyết định việc phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế căn cứ vào Đề án đã được Chính phủ phê duyệt.
4. Quyết định việc sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ.
5. Phê duyệt Đề án cơ cấu lại nợ.
6. Phê duyệt đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
7. Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, ký kết, phê duyệt và điều chỉnh thỏa thuận vay nước ngoài nhân danh Chính phủ.
8. Quyết định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với từng chương trình, dự án.
9. Quyết định cấp bảo lãnh Chính phủ đối với từng chương trình, dự án.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định cho vay lại vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức đối với từng chương trình, dự án.
Vay hỗ trợ phát triển chính thức là gì? Ai có thẩm quyền quyết định cho vay lại vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức? (Hình từ Internet)
Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các nội dung chủ yếu nào?
Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các nội dung chủ yếu được căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài
1. Các Bộ, ngành, địa phương lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết, mục tiêu, phạm vi của chương trình, dự án;
b) Dự kiến tổng mức, cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn vay nước ngoài và vốn đối ứng;
c) Giá trị khoản vay, bên cho vay và điều kiện, điều khoản vay (nếu có);
d) Đề xuất cơ chế tài chính trong nước; phương án cân đối nguồn trả nợ;
đ) Dự kiến kết quả chính của chương trình, dự án.
3. Bộ Tài chính chủ trì xác định thành tố ưu đãi, đánh giá tác động của khoản vay mới đối với các chỉ tiêu an toàn nợ công, xác định cơ chế tài chính trong nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt cùng với đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
4. Căn cứ phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chủ quản lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Căn cứ chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan chủ quản lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật.
...
8. Phân bổ, sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả theo nguyên tắc sau đây:
a) Cấp phát đối với chương trình, dự án thuộc đối tượng chi ngân sách nhà nước;
b) Cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp vay lại.
9. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
Như vậy, đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các nội dung chủ yếusau đây:
- Sự cần thiết, mục tiêu, phạm vi của chương trình, dự án;
- Dự kiến tổng mức, cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn vay nước ngoài và vốn đối ứng;
- Giá trị khoản vay, bên cho vay và điều kiện, điều khoản vay (nếu có);
- Đề xuất cơ chế tài chính trong nước; phương án cân đối nguồn trả nợ;
- Dự kiến kết quả chính của chương trình, dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.