Vậy cho tôi hỏi chồng tôi vẫn nhiễm HIV đi điều trị uống thuốc sức khỏe có tốt hơn lúc trong trại vậy chồng tôi có phải tiếp tục thi hành án không?
- Ai có thẩm quyền ra Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho người nhiễm HIV?
- Vậy cho tôi hỏi chồng tôi vẫn nhiễm HIV đi điều trị uống thuốc sức khỏe có tốt hơn lúc trong trại vậy chồng tôi có phải tiếp tục thi hành án không?
- Thời gian 13 năm chồng tôi điều trị HIV tại nhà thì có được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù không?
Ai có thẩm quyền ra Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho người nhiễm HIV?
Theo Điều 21 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự
- Ra quyết định thi hành án; quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình.
- Ra quyết định hoặc hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện; quyết định đình chỉ thi hành án; quyết định miễn chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án; quyết định buộc người được hưởng án treo phải chấp hành án phạt tù; quyết định kéo dài thời hạn trục xuất; quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
- Xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình.
- Gửi bản án, quyết định được thi hành và quyết định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này.
- Ra quyết định tiếp nhận phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án, chuyển giao phạm nhân là người nước ngoài.
- Ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án hình sự theo thẩm quyền.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Theo đó, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với phạm nhân nhiễm HIV.
Nhiễm HIV
Vậy cho tôi hỏi chồng tôi vẫn nhiễm HIV đi điều trị uống thuốc sức khỏe có tốt hơn lúc trong trại vậy chồng tôi có phải tiếp tục thi hành án không?
Theo điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 03/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT quy định điều kiện xác định bệnh nặng để có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù như sau:
(1) Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
- Phạm nhân bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành án phạt tù và nếu phải chấp hành án phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ, do đó, cần thiết phải cho họ tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để có điều kiện chữa bệnh, trừ người không có thân nhân hoặc không có nơi cư trú rõ ràng.
Người bị bệnh nặng quy định tại khoản này là người mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như: Ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa, bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng;
- Nữ phạm nhân có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi trong trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, nếu họ bị xử phạt tù lần đầu và có nơi cư trú rõ ràng;
- Phạm nhân là người lao động có thu nhập duy nhất trong gia đình, nếu họ tiếp tục chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt (không có nguồn thu nhập nào khác, không có ai chăm sóc, nuôi dưỡng những người thân thích là người già, trẻ em hoặc những người khác không có khả năng lao động trong gia đình họ), trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
- Phạm nhân bị kết án phạt tù về tội ít nghiêm trọng và do nhu cầu công vụ, cần thiết sự có mặt của họ để thực hiện công vụ nhất định.
(2) Phạm nhân thuộc các trường hợp đã quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này, nếu bị kết án về các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, chỉ được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
(3) Phạm nhân thuộc các trường hợp đã quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này, nếu bị kết án về các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia hoặc bị kết án tù chung thân mà chưa được giảm xuống tù có thời hạn, chỉ được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi có đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và được sự đồng ý của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, nếu đến thời điểm hiện tại, đi giám định và chồng chị không còn nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao thì không có căn cứ để tiếp tục tạm đình chỉ thi hành án, như vậy chồng chị phải thực hiện theo bản án đã tuyên. Ngược lại nếu giám định và chồng chị vẫn thuộc đối tượng được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù như nội dung trên thì mình vẫn được tiếp tục tạm đình chỉ.
Thời gian 13 năm chồng tôi điều trị HIV tại nhà thì có được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù không?
Theo Điều 68 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù như sau:
- Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật này, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
- Thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.
Như vậy, thời gian tạm đình chỉ không được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.