Vật liệu làm giống cây trồng sau khi nhập khẩu bị đưa vào khu cách ly nhà lưới và nhà kính khi nào?
Vật liệu làm giống cây trồng sau khi nhập khẩu bị đưa vào khu cách ly nhà lưới khi nào?
Vật liệu làm giống cây trồng sau khi nhập khẩu bị đưa vào khu cách ly nhà lưới khi nào? (Hình từ Internet)
Tại tiểu mục 4.2.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12623:2019 về Khu cách ly đối với vật liệu làm giống cây trồng sau nhập khẩu thì quy định về khu cách ly nhà lưới như sau:
Nhà lưới
- Áp dụng đối với việc gieo trồng những lô vật thể có khả năng nhiễm sinh vật gây hại KDTV mà sinh vật gây hại đó có thể phát tán tự nhiên nhờ gió, nước, côn trùng.
- Diện tích tối thiểu 120 m2, chiều cao tính từ sàn đến phần cao nhất của mái tối thiểu là 5 m, đến phần thấp nhất của mái là 4 m.
- Khung nhà làm bằng vật liệu trơ (Ví dụ: thép không gỉ, inox), xung quanh và mái được làm bằng lưới chống côn trùng với mắt lưới có kích thước tối đa 0,5 mm x 0,7 mm. Lưới được làm bằng vật liệu phù hợp (Ví dụ: polyester monofilament).
- Phần tường nhà lưới, tính từ nền đến độ cao 0,5 m được làm bằng bê tông hoặc xây bằng gạch có trát vữa, phần còn lại được làm bằng lưới chống côn trùng với mắt lưới có kích thước tối đa 0,5 mm x 0,7 mm.
- Phía trên mái có lắp mái che di động bằng lưới, khi cần có thể kéo ra hoặc cuộn lại.
- Sàn nhà khu cách ly phải là sàn bằng bê tông và có hệ thống lỗ thoát nước thông với cống hoặc bể phốt.
- Cửa ra vào được thiết kế đi qua 2 cửa (hệ thống cửa đôi) được ngăn cách bởi một buồng hay phòng nhỏ (phòng đệm) nhằm giảm thiểu nguy cơ sinh vật gây hại thoát ra hoặc đi vào. Cánh cửa nên là cửa đóng tự động.
- Trước cửa ra vào của khu cách ly có bể nước pha chất khử trùng (Ví dụ: dung dịch sodium hypocloride 0,1% hoặc nước Javen 5%) với độ sâu tối thiểu 2 cm; chất khử trùng phải được thay thế và bổ sung thường xuyên 1 lần/tuần.
- Không gian bên trong khu cách ly có thể được chia thành các phòng nhỏ được trang bị cửa kéo, các phòng nhỏ được ngăn cách bởi lưới chống côn trùng.
- Chỗ nối ghép ở bề mặt phải dán keo kín để chống côn trùng.
- Các thiết bị bên trong như giá, bàn ghế phải được làm bằng kim loại hoặc vật liệu trơ, có thể dễ dàng làm sạch và khử trùng.
- Lối đi lại trong khu cách ly đủ lớn, thuận lợi cho việc đi lại kiểm tra cây trồng, tránh va chạm và tiếp xúc với cây trồng.
- Có khu vực để quần áo bảo hộ, dày dép và bồn rửa tay.
- Khu cách ly phải có đầy đủ các trang thiết bị như: đèn chiếu sáng, quạt thông gió, giá để cây, hệ thống tưới và thoát nước.
- Cấu trúc nhà lưới tham khảo phụ lục A.
Như vậy đối với vật liệu làm giống cây trồng sau khi nhập khẩu bị đưa vào khu cách ly nhà lưới được áp dụng đối với lô vật thể có khả năng nhiễm sinh vật gây hại kiểm dịch thực vật mà sinh vật gây hại đó có thể phát tán tự nhiên nhờ gió, nước, côn trùng.
Vật liệu làm giống cây trồng sau khi nhập khẩu bị đưa vào khu cách ly nhà kính khi nào?
Tại tiểu mục 4.2.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12623:2019 có quy định về khu cách ly nhà kính như sau:
Nhà kính
- Áp dụng đối với những lô vật thể thực vật khi nhiễm hoặc nghi nhiễm sinh vật gây hại KDTV có khả năng phát tán tự nhiên nhờ gió, nước, côn trùng ở mức trung bình đến cao.
- Diện tích tối thiểu 120 m2, chiều cao tính từ sàn đến phần cao nhất của mái tối thiểu là 5 m, đến phần thấp nhất của mái là 4 m.
- Khung nhà làm bằng vật liệu trơ (Ví dụ: thép không gỉ, inox); các thiết bị (mái, tường, mái che, cửa sổ...) được làm bằng vật liệu phù hợp (Ví dụ: thủy tinh, plastic, composite) (không bao gồm cửa ra vào và cửa thông gió).
- Phần tường nhà kính, tính từ nền đến độ cao 0,5 m được làm bằng bê tông; phần còn lại được làm bằng vật liệu phù hợp (Ví dụ: thủy tinh, plastic, composite).
- Phía trên mái có lắp mái che di động bằng lưới, khi cần có thể kéo ra hoặc cuộn lại.
- Sàn khu cách ly phải là sàn bê tông, bằng phẳng, có các lỗ thoát nước.
- Trước cửa ra vào của khu cách ly có bể nước pha chất khử trùng (Ví dụ: dung dịch sodium hypocloride 0,1% hoặc nước Javen 5%) với độ sâu tối thiểu 2 cm; chất khử trùng phải được thay thế và bổ sung thường xuyên 1 lần/tuần.
- Chỗ nối hoặc tiếp giáp giữa các mặt, các phần phải kín để chống côn trùng.
- Tất cả các cửa ra vào đều được lắp khóa; lối vào chính của nhà kính được thiết kế đi qua 2 cửa (hệ thống cửa đôi) được ngăn cách bởi một buồng hay phòng nhỏ (phòng đệm) nhằm giảm thiểu nguy cơ sinh vật gây hại thoát ra hoặc đi vào. Cánh cửa nên là cửa đóng tự động.
- Khớp nối và cửa phải được lắp chặt chẽ, kín để chống côn trùng và được làm bằng vật liệu cứng.
- Các lỗ thông gió phải được lắp lưới chống côn trùng bằng thép không gỉ hoặc vật liệu phù hợp khác với kích thước mắt lưới tối đa 0,2 mm.
- Mặt trong tường, sàn nhà, trần nhà phải có bề mặt mịn, chống chịu tốt, dễ vệ sinh, tránh được sự trú ẩn của côn trùng.
- Khu cách ly phải có khu vực để quần áo bảo hộ, dày dép và bồn rửa tay.
- Có hệ thống quạt gió, điều khiển nhiệt độ, đèn chiếu sáng, giá để cây, hệ thống tưới và thoát nước.
- Bên trong khu cách ly có thể chia thành các buồng hay phòng nhỏ được ngăn cách bởi tấm ngăn (Ví dụ: thủy tinh, plastic, composite) để có thể trồng và đánh giá đồng thời nhiều nguồn hàng khác nhau.
- Tất cả các băng, giá để chậu trồng cây phải được làm bằng kim loại hoặc vật liệu trơ để dễ dàng làm sạch và khử trùng.
- Lối đi lại trong khu cách ly đủ lớn, thuận lợi cho việc đi lại kiểm tra cây trồng, tránh va chạm, và tiếp xúc với cây trồng.
- Cấu trúc nhà kính tham khảo phụ lục B.
Như vậy việc đưa vào nhà kính sẽ áp dụng đối với những lô vật thể thực vật khi nhiễm hoặc nghi nhiễm sinh vật gây hại kiểm dịch thực vật có khả năng phát tán tự nhiên nhờ gió, nước, côn trùng ở mức trung bình đến cao.
Việc gieo trồng trong các khu cách ly giống cây trồng sau nhập khẩu thế nào?
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12623:2019 thì việc gieo trồng tại các khu cách ly thực hiện như sau:
- Toàn bộ lô vật thể phải được gieo trồng trong khu cách ly kiểm dịch thực vật.
- Cây phải được trồng trong giá thể đã được khử trùng.
- Thành phần nguyên liệu để trộn giá thể, cách xử lý phải được ghi chép và lưu lại.
- Nước tưới được sử dụng là nước sạch, nước đã qua xử lý hoặc nước giếng khoan.
- Áp dụng phương pháp chăm sóc phù hợp đối với từng loại giống đảm bảo cây phát triển tốt và tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh vật gây hại biểu hiện triệu chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.