Vàng 18K là gì? Nên mua vàng 18K hay vàng 24K? Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức là gì?

Vàng 18K là gì? Nên mua vàng 18K hay vàng 24K thì lợi hơn? Ngoài 18K, 24K thì trên thị trường hiện nay có những loại vàng nào theo quy định của pháp luật hiện nay? Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định mới nhất hiện nay?

Vàng 18K là gì?

Để tính tuổi của vàng, người ta sử dụng thang đo karat (viết tắt là K) nhằm chỉ độ tinh chất của vàng trong hợp kim. Thang đo này xếp từ 1-24.

Theo đó, Vàng 18K là lượng vàng chiếm 18/24, tức loại Vàng có hàm lượng Vàng chiếm 75%, 25% còn lại là hợp kim khác.

Vàng 18K là vàng bao nhiêu tuổi? Nên mua vàng 18K hay Vàng 24K thì lợi hơn?

Tại Tiểu mục 2.11 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7054:2014 về Vàng thương phẩm - Yêu cầu kỹ thuật có quy định như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
...
2.11
Độ tinh khiết (Fineness)
Số phần của kim loại vàng (tính theo khối lượng) trong một nghìn (1000) phần của hợp kim vàng.
CHÚ THÍCH: Theo tập quán của người Việt, nghề kim hoàn có quy ước hàm lượng vàng theo tuổi như sau:
Vàng 24K là vàng 10 tuổi.
Vàng 22K là vàng 9,2 tuổi.
Vàng 20K là vàng 8,33 tuổi.
Vàng 18K là vàng 7,5 tuổi.
Vàng 14K là vàng 5,83 tuổi

Như vậy, theo quy định Vàng 18K là vàng 7,5 tuổi.

Trên thực tế, Vàng 18K thường được làm trang sức vì rất tinh khiết, đảm bảo giá trị nhưng giá thành phải chăng và có thiết kế đa dạng, phong phú.

Vàng 18K là gì? Nên mua vàng 18K hay vàng 24K? Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức là gì?

Vàng 18K là gì? Nên mua vàng 18K hay vàng 24K? Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức là gì? (Hình từ Internet)

Ngoài ra, trên thị trường còn có những loại vàng sau đây:

Vàng 24K

Vàng 24K là loại vàng sở hữu độ tinh khiết cao nhất, gần như là hoàn hảo với hàm lượng vàng nguyên chất đến 99,99%. Vàng 24K còn có tên gọi khác là Vàng 9999 (bốn số chín), Vàng ta, Vàng ròng hay Vàng nguyên chất.

Vàng 14K

Vàng 14K có vàng nguyên chất chiếm khoảng 58,5%, những kim loại khác chiếm 41,5%. Việc pha thêm những kim loại khác giúp vàng 14K có độ cứng và bền cao hơn so với Vàng 18K hay 24K. Ngoài ra, Vàng 14K còn có tên gọi khác là Vàng Tây.

Vàng 10K

Vàng 10K tức là trong tổng khối lượng gồm có 10 phần vàng và 14 phần hợp kim. Vàng 10K bao gồm khoảng 41,6% vàng, 33% bạc, 25% đồng và các kim loại khác như Niken, Thiếc, Palladium, Kẽm và Mangan. Vì không phải là loại vàng nguyên chất nên vàng 10K thường được mạ vàng để làm trang sức, giá thành dễ chịu, phù hợp với mọi đối tượng.

Thông thường, đối với vàng trang sức thì vàng 18k là loại được ưa chuộng nhất bởi giá thành hợp lý hơn vàng 24K và có màu sắc gần giống với vàng nguyên chất nhất.

Vì Vàng 24K là loại vàng sở hữu độ tinh khiết cao nhất, gần như là hoàn hảo với hàm lượng vàng nguyên chất đến 99,99% nên thường được sử dụng để tích trữ hoặc cho tặng, thường ít được làm thành trang sức mà dùng làm vàng miếng để có giá trị lưu trữ cao.

Theo đó, tùy vào nhu cầu và mục đích của mỗi người mà có thể chọn mua Vàng 18K hay Vàng 24K.

*Chẳng hạn: Nếu có nhu cầu làm trang sức thì Vàng 18K là khá đẹp, tinh tế và giá phải chăng hơn Vàng 24K.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn mua trang sức để làm quà tặng hôn lễ, dịp lễ lớn, mua để dành dụm thì có thể ưu tiên Vàng 24K vì không bị oxy hóa, bền và cách bảo quản đơn giản, ngoài ra còn giữ được giá thành như ban đầu.

Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định của pháp luật mới nhất hiện nay?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP giải thích rằng:

Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.

Đồng thời, căn cứ tại Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:

Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

Ngoài ra, trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định tại Điều 9 Nghị định 24/2012/NĐ-CP:

- Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.

- Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.

- Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.

- Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,721 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào