Vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia được thực hiện theo những hình thức nào? Những loại hàng hóa nào phải vận tải bằng đường sắt quốc gia theo hình thức nguyên toa?
Vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia được thực hiện theo những hình thức nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT quy định hình thức vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia như sau:
Hình thức vận tải
1. Vận tải hàng hóa bằng đường sắt được thực hiện theo hình thức nguyên toa (sau đây gọi tắt là hàng nguyên toa) hoặc hình thức hàng lẻ (sau đây gọi tắt là hàng lẻ).
2. Các hình thức vận tải hàng hóa khác do doanh nghiệp quy định.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia được thực hiện theo hình thức nguyên toa (sau đây gọi tắt là hàng nguyên toa) hoặc hình thức hàng lẻ (sau đây gọi tắt là hàng lẻ). Các hình thức vận tải hàng hóa khác do doanh nghiệp quy định.
Vận tải hàng hóa bằng đường sắt quốc gia được thực hiện theo những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Những loại hàng hóa nào phải vận tải bằng đường sắt quốc gia theo hình thức nguyên toa?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Những hàng hóa phải vận tải theo hình thức nguyên toa
Những loại hàng hóa sau đây phải thực hiện vận tải theo hình thức nguyên toa:
1. Máy móc, thiết bị, dụng cụ không thể xếp vào toa có mui.
2. Hàng rời xếp đống, hàng không thể đóng bao, kiện, hàng khó xác định số lượng.
3. Động vật sống.
4. Hàng nguy hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Thi hài.
6. Hàng hóa vận tải theo những yêu cầu đặc biệt của người thuê vận tải hoặc cần điều kiện chăm sóc, bảo vệ đặc biệt.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, những hàng hóa nào phải vận tải bằng đường sắt quốc gia theo hình thức nguyên toa gồm có:
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ không thể xếp vào toa có mui.
- Hàng rời xếp đống, hàng không thể đóng bao, kiện, hàng khó xác định số lượng.
- Động vật sống.
- Hàng nguy hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Thi hài.
- Hàng hóa vận tải theo những yêu cầu đặc biệt của người thuê vận tải hoặc cần điều kiện chăm sóc, bảo vệ đặc biệt.
Việc kiểm tra tên và trạng thái hàng hóa vận tải bằng đường sắt quốc gia được thực hiện ra sao?
Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 22/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Kiểm tra tên và trạng thái hàng hóa
1. Khi nhận hàng, doanh nghiệp phải kiểm tra tên, trọng lượng hàng hóa đã ghi trong tờ khai gửi hàng, trên bao bì, chằng buộc của kiện hàng của người thuê vận tải. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người thuê vận tải mở bao bì để kiểm tra khi có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin trong tờ khai gửi hàng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Đối với hàng hóa đã được đóng gói xếp lên toa xe và niêm phong kẹp chì do người thuê vận tải thực hiện, doanh nghiệp chỉ căn cứ vào thông tin trên tờ khai gửi hàng mà không phải kiểm tra tên, trọng lượng, quy cách đóng gói và trạng thái của hàng hóa. Sau khi nhận chuyên chở, nếu các cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra về tính xác thực các thông tin trên tờ khai gửi hàng, doanh nghiệp có quyền mở niêm phong kẹp chì, bao gói để phối hợp kiểm tra, đồng thời phải báo ngay cho người thuê vận tải biết. Nếu phát hiện sai so với các thông tin trên tờ khai gửi hàng về loại hàng, trọng lượng, quy cách đóng gói và trạng thái của hàng hóa thì mọi chi phí phát sinh do người thuê vận tải chịu.
3. Doanh nghiệp kiểm tra phát hiện hàng hóa sai khác với các thông tin đã ghi trong tờ khai gửi hàng không đúng với thực tế, doanh nghiệp yêu cầu người thuê vận vận tải kiểm kê lại hàng hóa và khai đúng tên hàng theo quy định thì được tiếp nhận vận chuyển. Trường hợp người thuê vận tải không thực hiện kê khai lại hàng hóa đúng với tên hàng, doanh nghiệp có quyền từ chối vận chuyển.
Như vậy, việc kiểm tra tên và trạng thái hàng hóa vận tải bằng đường sắt quốc gia được thực hiện như sau:
Khi nhận hàng, doanh nghiệp phải kiểm tra tên, trọng lượng hàng hóa đã ghi trong tờ khai gửi hàng, trên bao bì, chằng buộc của kiện hàng của người thuê vận tải.
Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người thuê vận tải mở bao bì để kiểm tra khi có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin trong tờ khai gửi hàng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
Đối với hàng hóa đã được đóng gói xếp lên toa xe và niêm phong kẹp chì do người thuê vận tải thực hiện, doanh nghiệp chỉ căn cứ vào thông tin trên tờ khai gửi hàng mà không phải kiểm tra tên, trọng lượng, quy cách đóng gói và trạng thái của hàng hóa.
Sau khi nhận chuyên chở, nếu các cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra về tính xác thực các thông tin trên tờ khai gửi hàng, doanh nghiệp có quyền mở niêm phong kẹp chì, bao gói để phối hợp kiểm tra, đồng thời phải báo ngay cho người thuê vận tải biết.
Nếu phát hiện sai so với các thông tin trên tờ khai gửi hàng về loại hàng, trọng lượng, quy cách đóng gói và trạng thái của hàng hóa thì mọi chi phí phát sinh do người thuê vận tải chịu.
Doanh nghiệp kiểm tra phát hiện hàng hóa sai khác với các thông tin đã ghi trong tờ khai gửi hàng không đúng với thực tế, doanh nghiệp yêu cầu người thuê vận vận tải kiểm kê lại hàng hóa và khai đúng tên hàng theo quy định thì được tiếp nhận vận chuyển.
Trường hợp người thuê vận tải không thực hiện kê khai lại hàng hóa đúng với tên hàng, doanh nghiệp có quyền từ chối vận chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.