Vận tải biển nội địa là gì? Tổ chức nước ngoài có được tham gia vận tải nội địa bằng tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam?
Vận tải biển nội địa là gì?
Theo Điều 4 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
22. Báo hiệu hàng hải là các công trình, thiết bị chỉ dẫn hành hải, bao gồm các báo hiệu nhận biết bằng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và tín hiệu vô tuyến điện tử, được thiết lập và vận hành để chỉ dẫn cho tàu thuyền hành hải an toàn.
23. Vận tải biển nội địa là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển mà điểm nhận và điểm trả hàng hóa, hành khách, hành lý thuộc vùng biển Việt Nam.
24. Kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm kết cấu hạ tầng cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, luồng hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng hải, báo hiệu hàng hải, hệ thống thông tin điện tử hàng hải, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ và các công trình hàng hải khác được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam để phục vụ hoạt động hàng hải.
25. GT là ký hiệu viết tắt của tổng dung tích của tàu biển được xác định theo Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển năm 1969.
Như vậy, vận tải biển nội địa là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển mà điểm nhận và điểm trả hàng hóa, hành khách, hành lý thuộc vùng biển Việt Nam.
Vận tải biển nội địa (Hình từ Internet)
Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa là gì?
Theo Điều 6 Nghị định 160/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa
1. Điều kiện về tổ chức bộ máy: Có bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển.
2. Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên; mức bảo lãnh tối thiểu là 500 triệu đồng Việt Nam.
3. Điều kiện về tàu thuyền: Phải có tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
4. Điều kiện về nhân lực
a) Người phụ trách bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế;
b) Thuyền viên làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, tiêu chuẩn về sức khỏe và được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, được cấp chứng chỉ chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định; đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Như vậy, điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa
- Điều kiện về tổ chức bộ máy: Có bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển.
- Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên; mức bảo lãnh tối thiểu là 500 triệu đồng Việt Nam.
- Điều kiện về tàu thuyền: Phải có tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Điều kiện về nhân lực
+ Người phụ trách bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế;
+ Thuyền viên làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, tiêu chuẩn về sức khỏe và được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, được cấp chứng chỉ chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định; đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Tổ chức nước ngoài có được tham gia vận tải nội địa bằng tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam?
Theo Điều 7 Nghị định 160/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam
1. Tổ chức nước ngoài tham gia vận tải nội địa bằng tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp liên doanh theo quy định, trong đó tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
2. Thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam hoặc tàu biển được đăng ký tại Việt Nam thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số thuyền viên nước ngoài không được vượt quá 1/3 định biên của tàu biển; đồng thời, thuyền trưởng hoặc thuyền phó nhất của tàu biển đó phải là công dân Việt Nam.
3. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, tổ chức nước ngoài được tham gia vận tải nội địa bằng tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Lưu ý: Tổ chức nước ngoài tham gia vận tải nội địa bằng tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp liên doanh theo quy định, trong đó tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.