Văn phòng Tổng cục Thuế được tổ chức bao nhiêu phòng? Văn phòng Tổng cục Thuế có tối đa bao nhiêu Phó Chánh Văn phòng?
Văn phòng Tổng cục Thuế có những nhiệm vụ gì để thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế?
Căn cứ theo Điều 11 Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ, Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1965/QĐ-BTC năm 2021 như sau:
Văn phòng
Văn phòng Tổng cục Thuế là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trong công tác hành chính, văn phòng. Văn phòng Tổng cục Thuế có các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng Quy chế làm việc của Tổng cục Thuế; các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý văn thư, lưu trữ thuộc thẩm quyền của Tổng cục Thuế theo quy định của pháp luật.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính của Tổng cục Thuế; kế hoạch hoạt động hàng năm và chương trình công tác tháng, quý của Tổng cục Thuế.
3. Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác, cải cách hành chính của Tổng cục Thuế.
4. Tổng hợp báo cáo đánh giá triển khai chương trình, kế hoạch công tác theo định kỳ của cơ quan Tổng cục Thuế; đề xuất với lãnh đạo Tổng cục các biện pháp chỉ đạo triển khai chương trình, kế hoạch công tác theo đúng tiến độ.
5. Tổ chức triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan thuế các cấp.
6. Thực hiện nhiệm vụ đơn vị sử dụng ngân sách của Cơ quan Tổng cục Thuế theo quy định. Xây dựng kế hoạch, dự toán và thực hiện các công việc: mua sắm tài sản, trang thiết bị hàng hóa, dịch vụ phục vụ công tác thường xuyên; sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng trụ sở Cơ quan Tổng cục Thuế; tổ chức lựa chọn nhà thầu theo danh mục dự toán được giao đối với các công việc phục vụ hoạt động của Cơ quan Tổng cục Thuế và nhiệm vụ chung của ngành do Văn phòng Tổng cục Thuế thực hiện. Sử dụng có hiệu quả tài sản của Cơ quan Tổng cục Thuế đảm bảo theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản công.
7. Rà soát nội dung, thể thức, thủ tục hành chính các văn bản do các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế soạn thảo trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành.
8. Là đầu mối cung cấp thông tin liên quan về hoạt động quản lý thuế của hệ thống thuế cho các cơ quan thông tin truyền thông theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác quản lý công văn, giấy tờ, nghiệp vụ quản lý công tác văn thư, lưu trữ và công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại cơ quan thuế các cấp.
10. Tổ chức triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2015 tại cơ quan thuế các cấp.
11. Tổ chức đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc, phương tiện đi lại phục vụ cho các hoạt động của cơ quan Tổng cục Thuế; tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, kho tàng ấn chỉ, tài sản, phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo an toàn vệ sinh cơ quan.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.
Theo đó, Văn phòng Tổng cục Thuế là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế trong công tác hành chính, văn phòng.
Văn phòng Tổng cục Thuế có các nhiệm vụ được quy định cụ thể trên.
Văn phòng Tổng cục Thuế (Hình từ Internet)
Văn phòng Tổng cục Thuế được tổ chức bao nhiêu phòng và là những phòng gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ, Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1965/QĐ-BTC năm 2021 như sau:
Cơ cấu tổ chức Vụ, Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế
...
2. Văn phòng Tổng cục Thuế có Đại diện Văn phòng Tổng cục Thuế tại thành phố Hồ Chí Minh và được tổ chức 05 phòng:
a) Phòng Thư ký - Tổng hợp;
b) Phòng Hành chính - Lưu trữ;
c) Phòng Cải cách và Kiểm soát thủ tục hành chính;
d) Phòng Tài vụ - Quản trị;
đ) Phòng Truyền thông.
Văn phòng Tổng cục Thuế có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của các phòng thuộc Văn phòng và Đại diện Văn phòng Tổng cục Thuế tại thành phố Hồ Chí Minh do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định.
Theo đó, Văn phòng Tổng cục Thuế có Đại diện Văn phòng Tổng cục Thuế tại thành phố Hồ Chí Minh và được tổ chức 05 phòng:
- Phòng Thư ký - Tổng hợp;
- Phòng Hành chính - Lưu trữ;
- Phòng Cải cách và Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Phòng Tài vụ - Quản trị;
- Phòng Truyền thông.
Văn phòng Tổng cục Thuế có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của các phòng thuộc Văn phòng và Đại diện Văn phòng Tổng cục Thuế tại thành phố Hồ Chí Minh do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định.
Văn phòng Tổng cục Thuế có tối đa bao nhiêu Phó Chánh Văn phòng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ, Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1965/QĐ-BTC năm 2021 như sau:
Lãnh đạo Vụ, Văn phòng
1. Vụ thuộc Tổng cục Thuế có Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng theo quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Văn phòng thuộc Tổng cục Thuế có Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng.
Vụ trưởng, Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về toàn bộ hoạt động của Vụ, Văn phòng;
Phó Vụ trưởng, Phó Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, Chánh Văn phòng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
...
Như vậy, Văn phòng Tổng cục Thuế có Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng.
Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về toàn bộ hoạt động của Văn phòng.
Phó Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.