Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có con dấu riêng không?
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có con dấu riêng không?
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thực hiện các nhiệm vụ nào?
- Chế độ hội họp của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả như thế nào?
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có con dấu riêng không?
Theo Điều 2 Quy chế hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành kèm theo Quyết định 899/QĐ-BCĐ389 năm 2017 quy định như sau:
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có con dấu riêng, là đơn vị dự toán cấp 3.
Văn phòng Thường trực trụ sở làm việc đặt tại Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính.
- Văn phòng Thường trực hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
- Lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Thường trực được các bộ, ngành, cơ quan tham gia Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cử biệt phái, làm việc theo chế độ chuyên trách, hoặc kiêm nhiệm theo yêu cầu của Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban Thường trực.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có con dấu riêng không? (Hình từ Internet)
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thực hiện các nhiệm vụ nào?
Theo Điều 3 Quy chế hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành kèm theo Quyết định 899/QĐ-BCĐ389 năm 2017 quy định Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Tham mưu xây dựng, trình Trưởng Ban phê duyệt và triển khai các chương trình, kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Thông báo ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban, Phó trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia về công tác này.
- Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng trong việc xây dựng, ban hành, rà soát, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách pháp luật, Nghị quyết, Chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Phó Trưởng ban chỉ đạo, điều hành công tác phối hợp giữa bộ, ngành, địa phương, cơ quan, lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị chức năng cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo về tình hình, kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, vụ việc vi phạm nghiêm trọng, phức tạp để báo cáo lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Đề xuất Trưởng Ban thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, lực lượng chức năng trong việc:
+ Thực hiện chỉ đạo, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
+ Đánh giá tình hìnhvà kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
+ Chấp hành chế độ thông tin báo cáo, công tác thi đua khen thưởng, công tác tuyên truyền của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
- Chủ động nắm tình hình, nhận diện hiện tượng, vấn đề nổi cộm, phức tạp về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, xây dựng kế hoạch chuyên đề để giải quyết.
- Tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
- Theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả, báo cáo công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các bộ, ngành, cơ quan chức năng và các địa phương. Xây dựng chương trình, chuẩn bị tài liệu phục vụ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
- Đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo việc kiểm tra, xử lý tập thể, cá nhân bao che, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Hàng năm, tổng hợp, đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia việc đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương.
- Thực hiện công tác tuyên truyền, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật hiện đại cho cán bộ, công chức trong lĩnh vực này.
- Lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia theo quy định. Quản lý, sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích tài sản, phương tiện, kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban giao.
Chế độ hội họp của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả như thế nào?
Theo Điều 8 Quy chế hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành kèm theo Quyết định 899/QĐ-BCĐ389 năm 2017 quy định như sau:
- Văn phòng Thường trực tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng, tổng kết năm; họp giao ban định kỳ hàng tuần hoặc họp đột xuất theo triệu tập của Chánh Văn phòng.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề, giao ban với các Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội liên quan về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Cán bộ, chuyên viên Văn phòng Thường trực xây dựng kế hoạch công tác, báo cáo định kỳ, đột xuất của đơn vị, lĩnh vực công tác được phân công. Chánh Văn phòng quy định cụ thể hình thức, nội dung, thời hạn báo cáo.
- Văn phòng Thường trực tổ chức họp đánh giá kết quả công tác của cán bộ, chuyên viên gửi về đơn vị chủ quản làm cơ sở đánh giá cán bộ, bình xét thi đua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.