Văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại trong nước có được thực hiện hoạt động kinh doanh không?
- Văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại trong nước có được thực hiện hoạt động kinh doanh không?
- Việc thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại trong nước cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại trong nước sẽ gồm những gì?
Văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại trong nước có được thực hiện hoạt động kinh doanh không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 21/2013/TT-NHNN quy định như trên:
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền của ngân hàng thương mại. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh.
Như vậy, văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại không được thực hiện hoạt động kinh doanh.
Văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại (Hình từ Internet)
Việc thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại trong nước cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 21/2013/TT-NHNN quy định như trên:
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước và văn phòng đại diện ở nước ngoài
Để được thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước và văn phòng đại diện ở nước ngoài, ngân hàng thương mại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Có thời gian hoạt động tối thiểu là 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị.
2. Các điều kiện quy định tại các điểm đ, e, i khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
3. Đối với việc thành lập văn phòng đại diện, ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, ngân hàng thương mại phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm g khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.
Như vậy, việc thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây:
- Có thời gian hoạt động tối thiểu là 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị.
- Các điều kiện quy định tại các điểm đ, e, i khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2013/TT-NHNN và Điều 2 Thông tư 17/2018/TT-NHNN gồm:
+ Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết Tổng giám đốc;
+ Tại thời điểm đề nghị, ngân hàng thương mại có bộ phận kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Điều 40, Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.
- Đối với việc thành lập văn phòng đại diện, ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều 9 Thông tư 21/2013/TT-NHNN, ngân hàng thương mại phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm g khoản 1 Điều 6 Thông tư 21/2013/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 01/2022/TT-NHNN như sau:
+ Không thuộc đối tượng phải thực hiện biện pháp không được mở rộng mạng lưới theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại trong nước sẽ gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 21/2013/TT-NHNN quy định như trên:
Hồ sơ đề nghị chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh, phòng giao dịch ở trong nước; chấp thuận thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài
1. Văn bản của ngân hàng thương mại đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đủ điều kiện thành lập chi nhánh, phòng giao dịch ở trong nước; chấp thuận thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài. Trong đó, đối với việc thành lập phòng giao dịch, Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên phải nêu rõ tên, địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch, các nghiệp vụ phòng giao dịch sẽ thực hiện, phạm vi hoạt động về mặt địa lý và đối tượng khách hàng chính.
3. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (đối với ngân hàng thương mại cổ phần); nghị quyết của Hội đồng thành viên (đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên); ý kiến chấp thuận của Chủ sở hữu (đối với ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên) thông qua việc thành lập ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài.
...
6. Các văn bản khác chứng minh việc đáp ứng các điều kiện thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại sẽ gồm:
- Văn bản của ngân hàng thương mại đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại (theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 21/2013/TT-NHNN, bị thay thế bởi Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-NHNN).
- Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên về việc thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại.
- Các văn bản khác chứng minh việc đáp ứng các điều kiện thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại theo quy định tại Thông tư 21/2013/TT-NHNN.
Tải mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại trong nước. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.