Văn phòng công chứng mới đi vào hoạt động thì có được chuyển nhượng không? Việc chuyển nhượng văn phòng công chứng cần lấy ý kiến của những ai?
Văn phòng công chứng mới đi vào hoạt động thì có được chuyển nhượng không?
Điều kiện chuyển nhượng Văn phòng công chứng được quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Công chứng 2014 như sau:
Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm.
Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.
2. Công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng;
b) Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;
c) Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
Theo quy định trên thì văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của anh, văn phòng công chứng chỉ mới hoạt động chưa được một năm thì không thể chuyển nhượng.
Văn phòng công chứng mới đi vào hoạt động thì có được chuyển nhượng không? (Hình từ Internet)
Việc chuyển nhượng văn phòng công chứng cần lấy ý kiến của những ai?
Việc chuyển nhượng văn phòng công chứng được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
...
d) Bản sao Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các công chứng viên nhận chuyển nhượng; giấy tờ chứng minh đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với công chứng viên nhận chuyển nhượng dự kiến là Trưởng Văn phòng công chứng;
đ) Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
e) Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp lấy ý kiến của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Như vậy, theo quy định, sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị chuyển nhượng văn phòng công chứng, Sở Tư pháp phải lấy ý kiến của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập) để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
Trường hợp từ chối, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản với Văn phòng công chứng và nêu rõ lý do.
Trong thời gian làm thủ tục chuyển nhượng, văn phòng công chứng có được tiếp tục hoạt động không?
Thủ tục chuyển nhượng văn phòng công chứng được quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
...
3. Các công chứng viên nhận chuyển nhượng đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 24 của Luật Công chứng.
Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động bao gồm: Đơn đề nghị, Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng và giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên.
4. Trong thời gian làm thủ tục chuyển nhượng, Văn phòng công chứng được chuyển nhượng tiếp tục được hoạt động cho đến khi Văn phòng công chứng của các công chứng viên nhận chuyển nhượng được cấp lại giấy đăng ký hoạt động.
5. Việc cung cấp thông tin, đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng sau khi được chuyển nhượng thực hiện theo quy định tại Điều 25, 26 của Luật công chứng.
Như vậy, theo quy định, trong thời gian làm thủ tục chuyển nhượng, Văn phòng công chứng được chuyển nhượng tiếp tục được hoạt động cho đến khi Văn phòng công chứng của các công chứng viên nhận chuyển nhượng được cấp lại giấy đăng ký hoạt động.
Lưu ý: Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.