Văn phòng Chính phủ làm việc dựa theo nguyên tắc nào? Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ có phạm vi giải quyết công việc như thế nào?
Văn phòng Chính phủ làm việc dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 242/QĐ-VPCP năm 2012, có quy định về nguyên tắc làm việc như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Văn phòng Chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng, kết hợp với chế độ chuyên viên. Mọi hoạt động của Văn phòng Chính phủ nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ.
2. Mỗi việc được giao cho một đơn vị, một chuyên viên làm đầu mối chủ trì theo dõi xử lý và chịu trách nhiệm chính. Nếu công việc đã giao cho một đơn vị chủ trì và một chuyên viên làm đầu mối chủ trì thì Thủ trưởng đơn vị và chuyên viên đó phải chịu trách nhiệm chính, đơn vị và chuyên viên phối hợp chịu trách nhiệm xử lý các nội dung liên quan thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được phân công.
3. Giải quyết công việc theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định, trên tinh thần cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Chính phủ và Quy chế làm việc này.
4. Bảo đảm sự phối hợp, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc giữa các chuyên viên trong từng đơn vị; giữa các đơn vị với nhau và giữa các lãnh đạo Văn phòng Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên thì Văn phòng Chính phủ làm việc theo nguyên tắc sau:
- Văn phòng Chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng, kết hợp với chế độ chuyên viên. Mọi hoạt động của Văn phòng Chính phủ nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ;
- Mỗi việc được giao cho một đơn vị, một chuyên viên làm đầu mối chủ trì theo dõi xử lý và chịu trách nhiệm chính. Nếu công việc đã giao cho một đơn vị chủ trì và một chuyên viên làm đầu mối chủ trì thì Thủ trưởng đơn vị và chuyên viên đó phải chịu trách nhiệm chính, đơn vị và chuyên viên phối hợp chịu trách nhiệm xử lý các nội dung liên quan thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được phân công;
- Giải quyết công việc theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định, trên tinh thần cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, Quy chế làm việc của Chính phủ và Quy chế làm việc này
- Bảo đảm sự phối hợp, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc giữa các chuyên viên trong từng đơn vị; giữa các đơn vị với nhau và giữa các lãnh đạo Văn phòng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ làm việc dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Ai là người đứng đầu Văn phòng Chính phủ?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 242/QĐ-VPCP năm 2012, có quy định về trách nhiệm, thẩm quyền và phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng, Chủ nhiệm như sau:
Trách nhiệm, thẩm quyền và phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
1. Trách nhiệm, thẩm quyền
a) Bộ trưởng, Chủ nhiệm là người đứng đầu Văn phòng Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về mọi mặt hoạt động của Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Luật tổ chức Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Trực tiếp quản lý, lãnh đạo, điều hành hoạt động của toàn bộ cơ quan Văn phòng Chính phủ và đội ngũ công chức, viên chức của Văn phòng Chính phủ. Phân công công việc cho các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Phó Chủ nhiệm); phân cấp, ủy quyền cho thủ trưởng các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật; chủ động phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là các Bộ, ngành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là địa phương), cơ quan, tổ chức để xử lý các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Chính phủ và các vấn đề khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc ủy quyền;
c) Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm là người đứng đầu Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về mọi mặt hoạt động của Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Luật tổ chức Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ có phạm vi giải quyết công việc như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 242/QĐ-VPCP năm 2012, có quy định về trách nhiệm, thẩm quyền và phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng, Chủ nhiệm như sau:
Trách nhiệm, thẩm quyền và phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
…
2. Phạm vi giải quyết công việc
a) Những công việc thuộc thẩm quyền của Thành viên Chính phủ, của Bộ trưởng, Chủ nhiệm quy định tại Luật tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ, các văn bản pháp luật liên quan và những công việc quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Những công việc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc ủy quyền.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ có phạm vi giải quyết công việc như sau:
- Những công việc thuộc thẩm quyền của Thành viên Chính phủ, của Bộ trưởng, Chủ nhiệm quy định tại Luật tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ, các văn bản pháp luật liên quan và những công việc quy định tại Khoản 1 Điều này;
- Những công việc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.