Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ theo quy định có được được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có được được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 323/QĐ-BNV năm 2016 quy định vị trí và chức năng của Văn phòng Bộ như sau:
Vị trí và chức năng
1. Văn phòng Bộ là tổ chức của Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động chung của Bộ Nội vụ và ngành Nội vụ, tổng hợp thông tin quản lý phục vụ chỉ đạo, Điều hành, Điều phối chương trình làm việc của Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ theo chương trình, kế hoạch công tác và theo chỉ đạo của Bộ trưởng; tham mưu, quản lý, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; hành chính, văn thư, lưu trữ; thường trực Ban chỉ đạo xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 vào hoạt động của Bộ Nội vụ; quản trị công sở, ngân sách, tài chính, kế toán - tài vụ, phục vụ hậu cần; thực hiện giúp việc Bộ trưởng, các Thứ trưởng và quan hệ với công chúng, cung cấp thông tin cho báo chí.
2. Văn phòng Bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có được được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện quan hệ với công chúng và báo chí?
Căn cứ khoản 11 Điều 2 Quyết định 323/QĐ-BNV năm 2016 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Bộ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
10. Làm thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện nhiệm vụ quan hệ với công chúng và báo chí:
a) Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri; cập nhật thường xuyên việc thực hiện nội dung trả lời chất vấn và kiến nghị báo cáo Bộ trưởng;
b) Thực hiện nhiệm vụ người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định;
c) Quản lý, khai thác, sử dụng phòng truyền thống và Khu di tích lịch sử của Bộ theo quy định.
12. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu khoa học và tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về các lĩnh vực có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Bộ và của Bộ.
13. Quản lý công chức, nhân viên, người lao động của Văn phòng Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo chỉ đạo của Bộ trưởng.
15. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Cơ quan Đại diện của Văn phòng Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cơ quan Đại diện của Văn phòng Bộ tại Thành phố Đà Nẵng do Bộ trưởng quy định theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Như vậy, trong việc thực hiện quan hệ với công chúng và báo chí thì Văn phòng Bộ có các nhiệm vụ sau:
(1) Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội và kiến nghị của cử tri;
Cập nhật thường xuyên việc thực hiện nội dung trả lời chất vấn và kiến nghị báo cáo Bộ trưởng;
(2) Thực hiện nhiệm vụ người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định;
(3) Quản lý, khai thác, sử dụng phòng truyền thống và Khu di tích lịch sử của Bộ theo quy định.
Chánh Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ được phép trả lại văn bản của các cơ quan gửi đến Bộ trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 323/QĐ-BNV năm 2016 quy định về tổ chức và chế độ làm việc như sau:
Tổ chức và chế độ làm việc
1. Văn phòng Bộ có Chánh Văn phòng Bộ, các Phó Chánh Văn phòng Bộ. Chánh Văn phòng Bộ, các Phó Chánh Văn phòng Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ.
a) Chánh Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 2 Quyết định này và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
...
- Đề xuất với Lãnh đạo Bộ tạm hoãn hoặc Điều chỉnh các cuộc họp của Lãnh đạo Bộ nếu kiểm tra thấy việc chuẩn bị nội dung, tài liệu chưa đầy đủ, hoặc thành phần dự họp không đúng và đủ theo giấy triệu tập;
- Được phép trả lại văn bản của các cơ quan, đơn vị gửi đến Bộ khi kiểm tra thấy không đúng thủ tục hành chính; trả lại đơn vị chủ trì soạn thảo các văn bản không đúng thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản của Bộ;
- Theo ủy quyền của Bộ trưởng, được triệu tập và chủ trì cuộc họp, hội nghị với cơ quan, đơn vị liên quan để thống nhất ý kiến giải quyết một số công việc trước khi báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định;
- Được tham gia ý kiến đối với dự thảo các đề án, văn bản do các cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng;
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ công bố, theo dõi, kiểm tra việc thi hành Quy chế làm việc và các quy chế khác trong hoạt động của Bộ;
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, ngành Nội vụ thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo và tổ chức khai thác thông tin phục vụ sự chỉ đạo, Điều hành của Bộ trưởng;
...
Như vậy, theo quy định thì Chánh Văn phòng Bộ của Bộ Nội vụ được phép trả lại văn bản của các cơ quan gửi đến Bộ khi kiểm tra thấy không đúng thủ tục hành chính.
Và được phép trả lại đơn vị chủ trì soạn thảo các văn bản không đúng thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản của Bộ Nội vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.