Vấn đề đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng vào mùa khô hanh được quy định như thế nào?

Quê tôi thuộc vùng miền núi, người dân chủ yếu sinh sống nhờ vào việc khai thác cây cối trên rừng. Gần đây, vào mùa khô thì thường xuyên xảy ra hiện tượng cháy rừng dẫn đến thiệt hại cho bà con. Vậy cho tôi hỏi việc đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng vào mùa khô hanh được Nhà nước quy định như thế nào? câu hỏi của anh X (Bình Thuận).

Ai có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng vào mùa khô hanh?

Căn cứ khoản 3 Điều 50 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng trước và trong mùa khô hanh như sau:

(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ rừng trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

(2) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng theo chế độ định kỳ và đột xuất.

(3) Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng định kỳ đối với các khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy rừng hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

(4) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng 06 tháng hoặc 01 năm đối với rừng có nguy cơ xảy ra cháy và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm cháy hoặc vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

Vấn đề đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng vào mùa khô hanh được quy định như thế nào?

Ai có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng vào mùa khô hanh? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm trong việc báo cháy, chữa cháy khi xảy ra cháy rừng được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 51 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng như sau:

(1) Người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây:

- Chủ rừng.

- Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất.

- Cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất.

- Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.

(2) Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 156/2018/NĐ-CP khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy.

Trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng.

(3) Người có mặt tại nơi xảy ra cháy rừng phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn cháy lan và dập cháy.

Người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.

(4) Chủ rừng và các lực lượng công an, kiểm lâm, quân đội, dân quân tự vệ, cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

(5) Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng, tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Sau cháy rừng việc xử lý, khắc phục hậu quả được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 52 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng như sau:

Khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng
1. Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy, thống kê và báo cáo cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, chính quyền địa phương sở tại.
2. Căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.
3. Cơ quan Kiểm lâm sở tại phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền mức độ thiệt hại, giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ thiệt hại.
4. Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cơ quan điều tra, xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, mức độ thiệt hại và xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Nhà nước luôn có phương án đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng trong mùa khô hanh để đảm bảo quyền lợi về tài sản và tính mạng, sức khỏe cho người dân.

Bên cạnh đó, trong trường hợp có cháy rừng xảy ra thì Nhà nước cũng xem xém hỗ trợ thiệt hại, giúp người dân khắc phục hậu quả.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

735 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào