Văn bản báo cáo của Ban Tài chính thuộc Liên đoàn lao động cấp tỉnh có cần phải đóng dấu hay không?
- Văn bản báo cáo tài chính thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh có được xem là một loại văn bản báo cáo của công đoàn hay không?
- Văn bản báo cáo của Ban Tài chính thuộc Liên đoàn lao động cấp tỉnh có cần phải đóng dấu hay không?
- Dự toán tài chính công đoàn được xây dựng dựa trên mục tiêu và nguyên tắc nào?
Văn bản báo cáo tài chính thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh có được xem là một loại văn bản báo cáo của công đoàn hay không?
Tại Điều 1 Quy định về thể loại văn bản, thể thức và thẩm quyền ban hành các loại văn bản của tổ chức công đoàn, được ban hành kèm theo Quyết định 1013/QĐ-TLĐ năm 2011 có quy định về văn bản và hệ thống văn bản cụ thể như sau:
"Điều 1. Văn bản và hệ thống văn bản
Văn bản của tổ chức công đoàn là tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết để ghi lại hoạt động của các cấp công đoàn, do cơ quan có thẩm quyền của các cấp công đoàn ban hành theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Hệ thống văn bản của tổ chức công đoàn gồm toàn bộ các loại văn bản của các cấp công đoàn được sử dụng trong hoạt động của hệ thống tổ chức công đoàn từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến công đoàn cơ sở."
Căn cứ theo quy định trên, có thể thấy toàn bộ các loại văn bản của các cấp công đoàn được sử dụng trong hoạt động của hệ thống tổ chức công đoàn, trong đó bao gồm cả Liên đoàn Lao động cấp tỉnh được xem là văn bản của tổ chức công đoàn. Do đó có thể xem văn bản báo cáo tài chính thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh là văn bản báo cáo của công đoàn.
Văn bản báo cáo tài chính có được xem là một loại văn bản báo cáo của công đoàn hay không?
Văn bản báo cáo của Ban Tài chính thuộc Liên đoàn lao động cấp tỉnh có cần phải đóng dấu hay không?
Theo quy định tại Quyết định 1013/QĐ-TLĐ năm 2011 thì văn bản báo cáo là văn bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp công đoàn hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định. Căn cứ quy định tại Điều 7 Quy định về thể loại văn bản, thể thức và thẩm quyền ban hành các loại văn bản của tổ chức công đoàn, được ban hành kèm theo Quyết định 1013/QĐ-TLĐ năm 2011 thì các thành phần thể thức bắt buộc đối với văn bản của công đoàn như sau:
“Điều 7. Các thành phần thể thức bắt buộc.
Mỗi văn bản chính thức của công đoàn bắt buộc phải có đủ các thành phần thể thức sau đây:
1. Quốc hiệu,
2. Tên cơ quan ban hành văn bản và tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có),
3. Số và ký hiệu văn bản,
4. Địa điểm và ngày, tháng, năm ban hành văn bản,
5. Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản,
6. Phần nội dung văn bản,
7. Chữ ký, thể thức đề ký và dấu cơ quan ban hành văn bản,
8. Nơi nhận văn bản”.
Theo quy định này, báo cáo tài chính của ban tài chính Tỉnh là một loại văn bản của công đoàn, và yêu cầu bắt buộc đối với văn bản là cần có chữ ký và dấu cơ quan ban hành văn bản.
Đồng thời, Điều 8 Quy định về thể loại văn bản, thể thức và thẩm quyền ban hành các loại văn bản của tổ chức công đoàn, được ban hành kèm theo Quyết định 1013/QĐ-TLĐ năm 2011 cũng quy định về các thành phần thể thức bổ sung như sau:
"Điều 8. Các thành phần thể thức bổ sung
Ngoài các thành phần thể thức bắt buộc được quy định tại Điều 15, đối với từng văn bản cụ thể, tuỳ theo nội dung và tính chất, có thể bổ sung các thành phần thể thức sau đây:
1. Dấu chỉ mức độ mật (mật, tối mật, tuyệt mật),
2. Dấu chỉ mức độ khẩn (khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc hẹn giờ),
3. Các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, giao dịch, bản thảo và tài liệu hội nghị.
Các thành phần thể thức bổ sung do người ký văn bản quy định."
Dự toán tài chính công đoàn được xây dựng dựa trên mục tiêu và nguyên tắc nào?
Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2022 được quy định tại Mục II Hướng dẫn 17/HD-LĐLĐ năm 2021 về xây dựng dự toán tài chính công đoàn cấp trên cơ sở năm 2022 cụ thể như sau:
(1) Mục tiêu
Dự toán thu tài chính công đoàn năm 2022 được xây dựng có tính khả thi cao. Căn cứ tình hình thực tế của từng đơn vị để xây dựng dự toán thu đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời theo quy định hiện hành từ đó đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi.
(2) Nguyên tắc
- Chấp hành nghiêm các quy định của Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh về công tác tài chính công đoàn, trong đó tổ chức thực hiện việc thu kinh phí và đoàn phí công đoàn đảm bảo hạn chế tình trạng thất thu kinh phí công đoàn đặc biệt ở các đơn vị chưa thành lập công đoàn cơ sở.
- Xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2022 phải đảm bảo đúng theo hướng dẫn của Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh.
- Dự toán tài chính công đoàn năm 2022 phải xác định được số kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn phải thu; dự toán chi theo từng nội dung, nhiệm vụ làm cơ sở phân loại nhóm đơn vị thực hiện điều tiết nguồn thu tài chính về Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 295/QĐ-LĐLĐ ngày 20/7/2020 và Hướng dẫn số 21/HD-LĐLĐ ngày 28/7/2020.
- Dự toán chi tài chính công đoàn cần đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí, tiết giảm tối đa chi phí tiếp khách, hội nghị, sự kiện... và các khoản chi phí chưa thật sự cần thiết. Nội dung chi tập trung cho các hoạt động chăm lo trực tiếp, bảo vệ và đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động; đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn, phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn.
- Trong năm 2022, khi Tổng Liên đoàn và Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh ban hành các văn bản mới liên quan đến việc thực hiện dự toán thì các công đoàn cấp trên cơ sở thực hiện theo hiệu lực của văn bản mới ban hành.
Như vậy, văn bản báo cáo tài chính thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh là văn bản báo cáo của công đoàn. Đồng thời, pháp luật hiện hành cũng quy định chi tiết về mục tiêu và nguyên tắc xây dựng tài chính công đoàn năm 2022 cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.