Ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng tại tòa án có được không? Nhờ người khác nộp đơn ly hôn được không?
Có được ủy quyền cho người khác thay mặt tham gia tố tụng trong ly hôn không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
"Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện."
Theo đó, khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
"Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ."
Như vậy, theo như quy định trên thì đối với việc ly hôn không được ủy quyền cho người khấc thay mặt mình thay gia tố tụng. Mặt khác cha, mẹ, người thân thích với vai trò là người đại diện yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi nếu vợ/chồng do bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vì của mình đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình. Do đó bạn không thể ủy quyền cho chị gái thay bạn tham gia tố tụng.
Ủy quyền ly hôn
Nhờ người khác nộp đơn ly hôn được không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
"Điều 191. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện
1. Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)."
Theo quy định trên hiện có các cách thức nộp đơn khởi kiện ly hôn đơn phương sau đây:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Như vậy theo quy định trên không cấm bạn ủy quyền, nộp đơn ly hôn nên bạn có thể nhờ người khác nộp giúp đơn ly hôn theo 3 cách: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trực tuyến.
Có thể vắng mặt trong buổi xét xử ly hôn không?
Theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
"Điều 228. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa
Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này."
Căn cứ theo quy định trên, nếu bạn mặt thì Tòa án vẫn giải quyết ly hôn nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;
- Có người đại diện tham gia phiên tòa (trong trường hợp vợ hoặc chồng có bệnh tâm thần, mắc bệnh khác và là nạn nhân của bạo lực gia đình… đã nêu ở trên);
- Do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Không chỉ vậy, nếu sau hai lần triệu tập hợp lệ mà nguyên đơn không có mặt thì Tòa sẽ đình chỉ giải quyết ly hôn đơn phương; bị đơn vắng mặt lần thứ nhất sau khi được triệu tập hợp lệ thì hoãn phiên tòa nhưng đến lần thứ hai vẫn vắng mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.
Như vậy, khi bạn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa vẫn giải quyết việc ly hôn nhưng thời gian giải quyết sẽ lâu hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.