Ủy ban nhân dân cấp xã khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan nào để giải quyết?
Tai nạn giao thông được hiểu như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11) quy định cụ thể sau đây:
"Điều 5. Tai nạn giao thông
1. Tai nạn giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tai nạn giao thông gồm:
a) Va chạm giao thông;
b) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng;
c) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng;
đ) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
[...]"
Đối chiếu quy định trên, tai nạn giao thông được hiểu là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tai nạn giao thông (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân cấp xã khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan nào để giải quyết?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11) quy định như sau:
"Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin về tai nạn giao thông
1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là người điều khiển phương tiện), người liên quan đến tai nạn giao thông hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm báo ngay cho Cảnh sát giao thông hoặc cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất về tai nạn giao thông và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin mà mình biết khi được yêu cầu.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết, thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông.
3. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các cấp có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, kết quả điều tra về vụ tai nạn giao thông cho Cảnh sát giao thông cùng cấp để thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông."
Theo đó, trường hợp của bạn khi báo tin cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhận được tin báo về tai nạn giao thông có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết, thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông.
Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng được quy định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11) quy định cụ thể sau đây:
"Điều 5. Tai nạn giao thông
[...]
3. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng
Gây hậu quả ít nghiêm trọng trong vụ tai nạn giao thông là một trong các trường hợp sau:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31%;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 11% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 21% đến dưới 41%;
c) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.
[...]"
Đối chiếu quy định trên, như vậy, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 31%;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 11% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 21% đến dưới 41%;
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.