Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền triệu tập người chấp hành án phạt quản chế đến buổi cam kết chấp hành án hay không?
- Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền triệu tập người chấp hành án phạt quản chế đến buổi cam kết chấp hành án hay không?
- Buổi cam kết chấp hành án đối với người chấp hành án phạt quản chế được triệu tập gồm những nội dung gì?
- Trường hợp người đang chấp hành án phạt quản chế mà vi phạm tội mới thì xử lý như thế nào?
Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền triệu tập người chấp hành án phạt quản chế đến buổi cam kết chấp hành án hay không?
Căn cứ điểm a và điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 65/2019/TT-BTC có quy định liên quan đến việc triệu tập người chấp hành án phạt quản chế như sau:
"Điều 7. Thực hiện triệu tập người chấp hành án để làm thủ tục thi hành án và cam kết chấp hành án
...
2. Việc triệu tập người chấp hành án phạt cấm cư trú, quản chế, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thực hiện như sau:
a) Sau khi nhận được hồ sơ, tài liệu do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bàn giao theo điểm a và điểm b, khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, Công an cấp xã tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp xã gửi giấy triệu tập người chấp hành án đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã để làm thủ tục thi hành án và cam kết chấp hành án, chấp hành nghĩa vụ. Trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi thì triệu tập thêm người đại diện của người chấp hành án cùng tham gia buổi làm việc.
b) Buổi làm việc với người chấp hành án gồm có đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã (chủ trì) và Công an cấp xã, người đại diện của người chấp hành án trong trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi. Trong trường hợp cần thiết, có thể mời cán bộ cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đến tham dự buổi làm việc với người chấp hành án."
Dựa vào quy định trên, có thể thấy cơ quan có thẩm quyền gửi giấy triệu tập người chấp hành án phạt quản chế là Công an cấp xã, có sự tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp xã, sau khi nhận được hồ sơ, tài liệu do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bàn giao.
Do đó, có thể thấy Ủy ban nhân dân không có thẩm quyền triệu tập người đang chấp hành án phạt quản chế đến buổi cam kết chấp hành án.
Đồng thời, khoản 4 và khoản 5 Điều này cũng quy định một số trách nhiệm của công an cấp xã như sau:
"4. Công an cấp xã có trách nhiệm phối hợp với gia đình người chấp hành án để nắm chắc tình hình người chấp hành án; yêu cầu người chấp hành án có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đúng thời hạn triệu tập và thực hiện nghiêm chỉnh việc cam kết chấp hành án.
5. Sau khi thực hiện triệu tập người chấp hành án, Trưởng Công an cấp xã ra quyết định phân công cán bộ Công an xã hoặc Công an viên thực hiện quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án."
Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền triệu tập người chấp hành án phạt quản chế đến buổi cam kết chấp hành án hay không? (Hình từ Internet)
Buổi cam kết chấp hành án đối với người chấp hành án phạt quản chế được triệu tập gồm những nội dung gì?
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư 65/2019/TT-BTC có quy định về nội dung buổi làm việc và cam kết chấp hành án thực hiện như sau:
"Điều 7. Thực hiện triệu tập người chấp hành án để làm thủ tục thi hành án và cam kết chấp hành án
...
2. Việc triệu tập người chấp hành án phạt cấm cư trú, quản chế, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện thực hiện như sau:
...
c) Nội dung buổi làm việc và cam kết chấp hành án thực hiện như sau:
Công an cấp xã thông báo quyết định của Tòa án, các quyền, nghĩa vụ của người chấp hành án; yêu cầu người chấp hành án chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nghĩa vụ của người chấp hành án, các quy định của địa phương và các nội dung có liên quan đến việc chấp hành án; yêu cầu người chấp hành án viết bản tự khai lý lịch và bản cam kết chấp hành án. Trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi, bản cam kết phải có xác nhận của người đại diện của người chấp hành án. Kết thúc buổi làm việc, tiến hành lập biên bản, có chữ ký của những người trong thành phần tham gia buổi làm việc; báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện về kết quả việc triệu tập và cam kết chấp hành án."
Theo đó, buổi làm việc và cam kết chấp hành án đối với người chấp hành án phạt quản chế cần đảm bảo có đầy đủ những nội dung trên.
Trường hợp người đang chấp hành án phạt quản chế mà vi phạm tội mới thì xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Thông tư 65/2019/TT-BCA có quy định cụ thể như sau:
"Điều 13. Về thực hiện xử lý trường hợp người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ, vi phạm pháp luật, phạm tội mới
...
4. Người chấp hành án phạm tội mới bị khởi tố hình sự thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Công an cấp xã phải phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án để thu thập, bổ sung tài liệu vào hồ sơ thi hành án, hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án. Khi có kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp người chấp hành án bị kết án phạt tù, tử hình thì tiến hành bàn giao hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục chuyển loại, kết thúc, nộp lưu hồ sơ thi hành án theo quy định.
b) Trường hợp người chấp hành án không bị kết án phạt tù, tử hình thì tiếp tục tổ chức thi hành án theo quy định."
Như vậy, đối với người đang chấp hành án phạt quản chế mà phạm tội mới và bị khởi tố hình sự về tội đó thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành thu thập, bổ sung tài liệu vào hồ sơ thi hành án, hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án.
- Trường hợp người chấp hành án bị kết án phạt tù, tử hình thì tiến hành bàn giao hồ sơ quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Cơ quan này làm thủ tục chuyển loại, kết thúc, nộp lưu hồ sơ thi hành án theo quy định.
- Trường hợp người chấp hành án không bị kết án phạt tù, tử hình thì tiếp tục tổ chức thi hành án theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.