Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với những hàng hóa, dịch vụ nào?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với những hàng hóa, dịch vụ nào?
- Thời hạn để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá là bao lâu? Báo cáo kết quả kiểm tra bao gồm những gì?
- Người tiêu dùng được kiến nghị Nhà nước điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ khi các yếu tố hình thành giá thay đổi không?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với những hàng hóa, dịch vụ nào?
Thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định tại Điều 32 Luật Giá 2023 như sau:
Thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi chuyên ngành quản lý và giao nhiệm vụ kiểm tra cho các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý theo địa bàn và giao nhiệm vụ kiểm tra cho các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý theo địa bàn và giao nhiệm vụ kiểm tra cho các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với những hàng hóa, dịch vụ nào? (hình từ internet)
Thời hạn để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá là bao lâu? Báo cáo kết quả kiểm tra bao gồm những gì?
Quy định về việc thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định tại Điều 33 Luật Giá 2023 như sau:
Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá
1. Việc thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá phải bảo đảm công khai, minh bạch và hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân; xác định rõ đối tượng, thời hạn kiểm tra. Kết thúc kiểm tra, cơ quan kiểm tra có báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá.
2. Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như sau:
a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra yếu tố hình thành giá có văn bản thông báo về việc kiểm tra gửi đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
b) Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra yếu tố hình thành giá có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin, hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến yếu tố hình thành giá;
c) Thời gian kiểm tra yếu tố hình thành giá tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ tài liệu theo yêu cầu; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá 15 ngày;
d) Kết thúc kiểm tra, cơ quan kiểm tra có báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá và đề xuất các biện pháp phù hợp. Việc lập báo cáo kết quả kiểm tra trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá phải bao gồm các nội dung về mục đích, yêu cầu, đối tượng kiểm tra, kết quả kiểm tra và nguyên nhân.
3. Trong quá trình kiểm tra, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xử lý hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải lập báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá.
Nội dung báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá phải bao gồm các nội dung về mục đích, yêu cầu, đối tượng kiểm tra, kết quả kiểm tra và nguyên nhân.
Lưu ý: Thời gian kiểm tra yếu tố hình thành giá tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ tài liệu theo yêu cầu; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá 15 ngày.
Người tiêu dùng được kiến nghị Nhà nước điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ khi các yếu tố hình thành giá thay đổi không?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Giá 2023 quy định về quyền của người tiêu dùng như sau:
Quyền của người tiêu dùng
1. Lựa chọn, thỏa thuận về giá khi mua hàng hóa, dịch vụ, trừ hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể.
2. Tiếp cận thông tin về chính sách giá của Nhà nước; các biện pháp quản lý, điều tiết giá của Nhà nước.
3. Được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin về giá, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ và hóa đơn theo quy định của pháp luật.
4. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá xem xét điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện theo quy định của Luật này, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, người tiêu dùng được kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá xem xét điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.