Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho BQL Khu công nghệ cao thực hiện quản lý nhà nước về lao động tại khu không?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho BQL Khu công nghệ cao thực hiện quản lý nhà nước về lao động tại Khu không?
- Việc ủy quyền thực hiện quản lý nhà nước về lao động phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghệ cao thực hiện những công việc nào?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho BQL Khu công nghệ cao thực hiện quản lý nhà nước về lao động tại Khu không?
Căn cứ khoản Điều 2 Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
3. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
4. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi là Ban Quản lý khu công nghiệp).
5. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong khu công nghiệp.
Theo đó, tại Nghị định này Ban Quản lý khu công nghiệp là cách gọi tắt của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Đồng thời Điều 3 Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Cơ quan ủy quyền, cơ quan được ủy quyền
1. Cơ quan ủy quyền bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Cơ quan được ủy quyền là Ban Quản lý khu công nghiệp.
Chiếu theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho BQL Khu công nghệ cao thực hiện quản lý nhà nước về lao động tại Khu do cơ quan này quản lý.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho BQL Khu công nghệ cao thực hiện quản lý nhà nước về lao động tại khu không? (hình từ Internet)
Việc ủy quyền thực hiện quản lý nhà nước về lao động phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nguyên tắc ủy quyền
1. Đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lao động trong khu công nghiệp.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
3. Ủy quyền tất cả hoặc ủy quyền một số nội dung công việc do cơ quan ủy quyền và cơ quan được ủy quyền trao đổi, thống nhất và phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và tổ chức bộ máy làm công tác lao động của Ban Quản lý khu công nghiệp.
Như vậy, việc ủy quyền thực hiện quản lý nhà nước về lao động phải đảm bảo những nguyên tắc nêu trên.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghệ cao thực hiện những công việc nào?
Theo Điều 7 Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nội dung ủy quyền
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghiệp thực hiện công việc sau:
a) Nhận thông báo về việc cho thôi việc nhiều người lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
b) Nhận báo cáo về việc cho thuê lại lao động (số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động) của doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong khu công nghiệp.
c) Nhận báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề hàng năm của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
d) Tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
đ) Đăng ký nội quy lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
e) Tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được, tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghiệp thực hiện công việc sau:
a) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập của doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian dưới 90 ngày.
b) Tiếp nhận khai trình việc sử dụng lao động, báo cáo tình hình thay đổi về lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
c) Nhận thông báo về địa điểm, địa bàn, thời gian bắt đầu hoạt động và người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
d) Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
đ) Xác nhận người lao động nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
e) Nhận thông báo của doanh nghiệp trong khu công nghiệp việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghiệp thực hiện việc tiếp nhận hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghệ cao thực hiện những công việc sau:
- Nhận thông báo về việc cho thôi việc nhiều người lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
- Nhận báo cáo về việc cho thuê lại lao động (số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động) của doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong khu công nghiệp.
- Nhận báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề hàng năm của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
- Tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
- Đăng ký nội quy lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
- Tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được, tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.