Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản hay không?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản hay không?
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định 11/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền giao, công nhận, cho phép trả lại khu vực biển; gia hạn, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển; thu hồi khu vực biển
...
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biển quyết định giao khu vực biển nằm trong phạm vi vùng biển 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền và các đảo theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện có biển quyết định giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Thủy sản nằm trong vùng biển 03 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền và các đảo theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Hạn mức giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại khoản này không quá 01 ha.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 44 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
...
2. Thẩm quyền giao khu vực biển không thu tiền sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam có hồ sơ đăng ký khi cá nhân đó phải chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thường trú trên địa bàn mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú xác nhận. Phạm vi giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 03 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Phạm vi giao khu vực biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Phạm vi giao khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm; khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, về quyết định giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã, không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quyền của cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản là gì?
Cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có quyền quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Quyền của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có quyền quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này và quyền sau đây:
a) Sử dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản;
b) Trả lại toàn bộ hoặc một phần diện tích khu vực biển được giao;
c) Sử dụng các thông tin, dữ liệu liên quan đến khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, quyền hạn của cá nhân khi được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản gồm:
- Các quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 42 Luật Thủy sản 2017
- Sử dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản;
- Trả lại toàn bộ hoặc một phần diện tích khu vực biển được giao;
- Sử dụng các thông tin, dữ liệu liên quan đến khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản là gì?
Theo Điều 47 Luật Thủy sản 2017 quy định thì:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật này và nghĩa vụ sau đây:
1. Không được tiến hành hoạt động ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển;
2. Không cản trở hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hoạt động hợp pháp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
3. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giao khu vực biển để nuôi trông thủy sản hoặc được thuê, nhận vốn góp, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển từ tổ chức, cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có các nghĩa vụ sau đây:
- Đáp ứng nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Thủy sản 2017
- Không được tiến hành hoạt động ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển;
- Không cản trở hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hoạt động hợp pháp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
- Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giao khu vực biển để nuôi trông thủy sản hoặc được thuê, nhận vốn góp, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển từ tổ chức, cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.