Ủy ban kiểm tra Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập như thế nào? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Ủy ban kiểm tra Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập như thế nào?
Tại Điều 28 Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa XI năm 2017 quy định như sau:
"Điều 28:
1. Ủy ban Kiểm tra của Đoàn được thành lập từ Trung ương đến cấp huyện do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra. Nhiệm kỳ của Ủy ban Kiểm tra mỗi cấp theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng cấp. Ủy ban Kiểm tra có một số Ủy viên Ban Chấp hành, song không quá một phần hai (1/2) số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra. Số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra mỗi cấp do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định.
2. Việc công nhận Ủy ban Kiểm tra do Ban Chấp hành cùng cấp đề nghị, Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định. Việc cho rút tên trong danh sách Ủy ban Kiểm tra do Ban Chấp hành cùng cấp quyết định và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp. Việc bổ sung và cho rút tên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn xem xét, quyết định.
3. Tổ chức Đoàn cơ sở và chi đoàn cử một Ủy viên Ban Chấp hành phụ trách công tác kiểm tra, giám sát. Trường hợp chi đoàn không có Ban Chấp hành thì cử đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư phụ trách công tác kiểm tra, giám sát."
Như vậy ủy ban kiểm tra Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sẽ được Ban Chấp hành cùng cấp từ Trung ương đến cấp huyện bầu ra. Cụ thể theo quy định trên.
Ủy ban kiểm tra Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập như thế nào? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Ủy ban kiểm tra Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp có các nhiệm vụ gì?
Theo quy định tại điểm 20.1 khoản 20 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định về nhiệm vụ gồm:
- Tham mưu cho ban chấp hành kiểm tra việc thi hành Điều lệ, nghị quyết, chủ trương của Đoàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, thanh niên.
+ Kiểm tra thực hiện Điều lệ Đoàn và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn;
+ Kiểm tra việc triển khai, thực hiện nghị quyết và các chủ trương công tác của Đoàn đối với cán bộ, đoàn viên, tổ chức Đoàn cấp dưới;
Lưu ý:
+ Đề xuất để kịp thời uốn nắn những khuyết điểm, lệch lạc trong việc thực hiện Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết;
+ Đánh giá được hiệu quả các chủ trương công tác của Đoàn, chất lượng các hoạt động và phong trào do Đoàn chỉ đạo, tổ chức;
+ Phát hiện và đề xuất nhân rộng điển hình nhân tố mới.
- Kiểm tra cán bộ, đoàn viên (kể cả ủy viên ban chấp hành cùng cấp) và tổ chức Đoàn cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Đoàn.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của tổ chức Đoàn cấp dưới.
+ Phương hướng, phương châm trong thi hành kỷ luật;
+ Nguyên tắc, thủ tục, thẩm quyền thi hành kỷ luật;
+ Việc thực thi quyết định kỷ luật;
+ Việc giải quyết đơn thư khiếu nại về kỷ luật;
Khi kiểm tra việc thi hành kỷ luật, ủy ban kiểm tra có thể xem xét các vụ kỷ luật đã được xử lý nhưng có dấu hiệu xử lý không đúng để kiến nghị cấp bộ đoàn có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Kiểm tra công tác đoàn phí, việc sử dụng các nguồn quỹ khác của các đơn vị trực thuộc ban chấp hành cùng cấp và cấp dưới.
+ Hàng năm các cấp bộ đoàn, ủy ban kiểm tra xây dựng kế hoạch, tiến hành kiểm tra công tác đoàn phí, việc quản lý sử dụng tài chính và các nguồn thu khác của các đơn vị trực thuộc và tổ chức Đoàn cấp dưới
- Giám sát ủy viên ban chấp hành, cán bộ Đoàn cùng cấp và tổ chức Đoàn cấp dưới trong việc thực hiện chủ trương, nghị quyết và quy định của Đoàn.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đoàn viên và nhân dân liên quan đến cán bộ, đoàn viên; tham mưu cho ban chấp hành về việc thi hành kỷ luật Đoàn.
+ Việc xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Đoàn, pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Nếu người khiếu nại (hoặc tố cáo), hoặc người bị tố cáo là đảng viên thì phải thực hiện theo các quy định của Đảng.
Đối với Ủy ban kiểm tra Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp trên có các quyền hạn gì?
tại điểm 20.2 khoản 20 Hướng dẫn 16-HD/TWĐTN-BTC năm 2018 quy định các quyền gồm:
- Quyền được kiểm tra, giám sát cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn cấp dưới theo quy định của Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn.
- Quyền được yêu cầu:
+ Được yêu cầu tổ chức Đoàn cấp dưới, cán bộ, đoàn viên và những người có liên quan báo cáo, cung cấp tài liệu, chứng từ và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình kiểm tra.
+ Được tham dự các hội nghị của cấp bộ đoàn cùng cấp và cấp dưới khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác kiểm tra.
- Quyền được đề nghị:
+ Đề nghị đoàn cấp trên, các cơ quan của Đảng, Nhà nước trả lời, giải quyết những đơn thư khiếu tố của đoàn viên, thanh niên.
+ Đề nghị cấp bộ đoàn thi hành kỷ luật cán bộ, đoàn viên; đề nghị xóa tên các ủy viên ban chấp hành hay ủy viên ban kiểm tra cùng cấp và cấp dưới theo đúng tính chất và mức độ vi phạm.
- Quyền được đề nghị chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ các quyết định về kỷ luật của tổ chức Đoàn và ủy ban kiểm tra cấp dưới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.