Ủy ban kiểm tra có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh khi có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng đúng không?
- Ủy ban kiểm tra có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh khi có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng đúng không?
- Ủy ban kiểm tra khi phát hiện vi phạm về tham nhũng phải thu thập thông tin liên quan đến tham nhũng từ ai?
- Trách nhiệm và thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng của Ủy ban kiểm tra được quy định như thế nào?
Ủy ban kiểm tra có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh khi có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy định 01-QĐi/TW năm 2018 như sau:
Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và giải quyết tố cáo về tham nhũng
1. Kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng theo thẩm quyền.
2. Được trưng tập cán bộ các cơ quan đảng và nhà nước vào các đoàn kiểm tra; khi cần thiết báo cáo cấp ủy chỉ đạo việc thành lập các đoàn kiểm tra đối với các vụ việc trọng điểm, phức tạp.
3. Có biện pháp bảo đảm bí mật thông tin; bảo vệ hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, phản ảnh, tố cáo về tham nhũng; xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi trù dập, trả thù người phát hiện, phản ảnh, tố cáo về tham nhũng.
4. Đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt đảng theo thẩm quyền; khi cần thiết báo cáo đề nghị cấp ủy đình chỉ hoặc yêu cầu đình chỉ chức vụ đối với đảng viên hoặc yêu cầu tạm đình chỉ công tác cán bộ, đảng viên có dấu hiệu tham nhũng.
5. Có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh; khi cần thiết, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện bỏ trốn.
6. Yêu cầu đảng viên giữ nguyên hiện trạng tài sản; khi cần thiết, đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện che giấu, tẩu tán tài sản.
7. Quá trình kiểm tra, được niêm phong tài liệu liên quan đến vi phạm; trường hợp cần thiết, yêu cầu đảng viên đến cơ quan Ủy ban kiểm tra giải trình làm rõ các vấn đề liên quan.
Như vậy, Ủy ban kiểm tra có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh khi có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban kiểm tra có thể đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật đối với đảng viên có dấu hiệu tham nhũng và có biểu hiện bỏ trốn.
Ủy ban kiểm tra có quyền yêu cầu đảng viên không được xuất cảnh khi có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng đúng không? (Hình từ Internet)
Ủy ban kiểm tra khi phát hiện vi phạm về tham nhũng phải thu thập thông tin liên quan đến tham nhũng từ ai?
Trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban kiểm tra khi phát hiện vi phạm về tham nhũng được quy định tại Điều 4 Quy định 01-QĐi/TW năm 2018 như sau:
Phát hiện vi phạm về tham nhũng
1. Phân công thành viên Ủy ban kiểm tra và cán bộ theo dõi lĩnh vực, địa bàn thực hiện giám sát thường xuyên, nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu phục vụ việc phát hiện vi phạm về tham nhũng.
2. Tiếp nhận và xử lý hoặc chuyển cho các cơ quan chức năng xử lý kịp thời các thông tin, phản ánh, kiến nghị qua báo chí và dư luận xã hội phục vụ cho việc phát hiện tham nhũng.
3. Tiếp nhận và xử lý đơn, thư phản ánh, tố cáo về tham nhũng theo thẩm quyền phục vụ cho việc phát hiện tham nhũng; trường hợp không thuộc trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết thì phải chuyển cho Ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.
4. Thu thập thông tin có liên quan đến tham nhũng từ các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, đảng viên và thông qua tự phê bình, phê bình trong tổ chức đảng.
5. Phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra và các cơ quan có liên quan để nắm tình hình trước khi đề xuất kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng.
Như vậy, Ủy ban kiểm tra khi phát hiện vi phạm về tham nhũng phải thu thập thông tin thông tin liên quan đến tham nhũng từ các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, đảng viên và thông qua tự phê bình, phê bình trong tổ chức đảng.
Trách nhiệm và thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng của Ủy ban kiểm tra được quy định như thế nào?
Xử lý về hành vi tham nhũng của Ủy ban kiểm tra được quy định tại Điều 6 Quy định 01-QĐi/TW năm 2018 như sau:
- Xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo quy định.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, bố trí lại công tác đối với đảng viên có hành vi tham nhũng chưa đến mức xử lý hình sự.
- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý về trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong việc để xảy ra tham nhũng hoặc bao che cho tham nhũng.
- Chuyển cơ quan tư pháp vụ việc tham nhũng để xử lý và yêu cầu các cơ quan này thông báo kết quả giải quyết cho cấp ủy, Ủy ban kiểm tra biết để xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.