Ủy ban dân tộc có thẩm quyền tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính hay không? Giúp việc cho Bộ trưởng Ủy ban dân tộc gồm những đơn vị nào?
Ủy ban dân tộc có phải là cơ quan ngang bộ của Chính phủ hay không?
Căn cứ vào Điều 1 Nghị định 66/2022/NĐ-CP quy định về vị trí của Ủy ban Dân tộc như sau:
Vị trí và chức năng
Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang bộ của Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về:
(1) Công tác dân tộc trong phạm vi cả nước;
(2) Các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc.
Ủy ban dân tộc có thẩm quyền tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính hay không? Giúp việc cho Bộ trưởng Ủy ban dân tộc gồm những đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Các đơn vị nào của Ủy ban dân tộc có chức năng giúp việc cho Bộ trưởng Ủy ban Dân tộc?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 66/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
2. Vụ Tổ chức cán bộ.
3. Vụ Pháp chế.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Tổng hợp.
6. Vụ Chính sách dân tộc.
7. Vụ Tuyên truyền.
8. Vụ Dân tộc thiểu số.
9. Vụ Công tác dân tộc địa phương.
10. Thanh tra.
11. Văn phòng.
12. Học viện Dân tộc.
13. Trung tâm Chuyển đổi số.
14. Báo Dân tộc và Phát triển.
15. Tạp chí Dân tộc.
16. Nhà khách Dân tộc.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 11 là các đơn vị giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 12 đến khoản 16 là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.
Vụ Công tác dân tộc địa phương có các bộ phận phụ trách địa bàn đóng trụ sở tại tỉnh Đắk Lắk, thành phố Cần Thơ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Ủy ban Dân tộc theo quy định.
Theo quy định trên, các đơn vị giúp việc cho Bộ trưởng Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm:
(1) Vụ Kế hoạch - Tài chính.
(2) Vụ Tổ chức cán bộ.
(3) Vụ Pháp chế.
(4) Vụ Hợp tác quốc tế.
(5) Vụ Tổng hợp.
(6) Vụ Chính sách dân tộc.
(7) Vụ Tuyên truyền.
(8) Vụ Dân tộc thiểu số.
(9) Vụ Công tác dân tộc địa phương.
(10) Thanh tra.
(11) Văn phòng.
Ủy ban dân tộc có thẩm quyền tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính hay không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 66/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân tộc như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Ủy ban Dân tộc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
20. Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương, đề xuất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số.
21. Tiếp đón, thăm hỏi và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương giải quyết nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ, chính sách và quy định của pháp luật.
22. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, công khai các loại thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; thực hiện các nhiệm vụ khác về cải cách hành chính theo quy định của pháp luật.
23. Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực công tác dân tộc; thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.
24. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng viên chức, vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Ủy ban Dân tộc theo quy định.
...
Như vậy, Ủy ban nhân tộc sẽ có thẩm quyền ra quyết định và và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính thuộc lĩnh vực công tác dân tộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.