Uống rượu bia trong khu vực nhà văn hóa thiếu nhi thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Tôi thấy hiện nay có một số người vào khu vực nhà văn hóa thiếu nhi để tụ tập ăn uống, thậm chí là uống rượu bia trong đó. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ em và phụ huynh đến đó vui chơi. Vậy cho tôi hỏi uống rượu bia trong khu vực nhà văn hóa thiếu nhi thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Tôi rất mong mình sẽ nhận được câu trả lời trong thời gian sớm nhất có thể. Xin chân thành cảm ơn rất nhiều. Câu hỏi của chị Thu Thủy ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Có được uống rượu bia trong khu vực nhà văn hóa thiếu nhi không?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 về địa điểm không uống rượu, bia như sau:

Địa điểm không uống rượu, bia
1. Cơ sở y tế.
2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
7. Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.

Theo quy định trên, không được uống rượu bia trong khu vực nhà văn hóa thiếu nhi.

Uống rượu bia trong khu vực nhà văn hóa thiếu nhi

Uống rượu bia trong khu vực nhà văn hóa thiếu nhi thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Uống rượu bia trong khu vực nhà văn hóa thiếu nhi thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Theo điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia như sau:

Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia.

Theo quy định trên, người uống rượu bia trong khu vực nhà văn hóa thiếu nhi thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt học sinh cấp ba uống rượu, bia không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 103 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...

Theo khoản 1 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 27 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS bằng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân, và cao nhất là 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

Do người uống rượu bia trong khu vực nhà văn hóa thiếu nhi thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 1.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt người này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

880 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào