Ứng dụng khoa học và công nghệ về lâm nghiệp trong các hoạt động nào? Khoa học và công nghệ về lâm nghiệp có những chính sách gì?
Ứng dụng khoa học và công nghệ về lâm nghiệp trong các hoạt động nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 96 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Hoạt động khoa học và công nghệ về lâm nghiệp
1. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng;
b) Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
c) Chọn, tạo, nhân giống cây trồng thân gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ;
d) Thâm canh rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng rừng hỗn loài; hiện đại hóa quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng;
đ) Phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên nghèo;
e) Khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản;
g) Công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản.
2. Nghiên cứu hệ sinh thái rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng.
3. Nghiên cứu giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển rừng bền vững; mô hình lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp bền vững.
5. Chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực lâm nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, quản lý lâm nghiệp.
6. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lâm nghiệp.
Theo đó, ứng dụng khoa học và công nghệ về lâm nghiệp trong các hoạt động sau đây:
- Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng;
- Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
- Chọn, tạo, nhân giống cây trồng thân gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ;
- Thâm canh rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng rừng hỗn loài; hiện đại hóa quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng;
- Phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên nghèo;
- Khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản;
- Công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản.
Khoa học và công nghệ về lâm nghiệp có những chính sách gì?
Tại Điều 97 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Chính sách khoa học và công nghệ về lâm nghiệp
1. Nhà nước có cơ chế, chính sách ưu tiên cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phù hợp với chu kỳ sinh trưởng, phát triển của rừng và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lâm nghiệp.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1, các khoản 2, 3 và 6 Điều 96 của Luật này.
3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại các điểm d, e và g khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 96 của Luật này.
Do đó, Nhà nước có cơ chế, chính sách ưu tiên cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phù hợp với chu kỳ sinh trưởng, phát triển của rừng và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lâm nghiệp.
- Nhà nước ưu tiên đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1, các khoản 2, 3 và 6 Điều 96 nêu trên.
- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại các điểm d, e và g khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 96 nêu trên.
Khoa học và công nghệ về lâm nghiệp (Hình từ Internet)
Hoạt động lâm nghiệp thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Tại Điều 3 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định cụ thể:
Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp
1. Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.
3. Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.
5. Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Do đó, hoạt động lâm nghiệp thực hiện dựa trên nguyên tắc sau đây:
- Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.
- Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.
- Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.