Tỷ lệ giảng viên toàn thời gian trình độ tiến sĩ ở cơ sở giáo dục đại học là bao nhiêu? Cơ sở giáo dục đại học sẽ ưu tiên tuyển dụng giảng viên có trình độ gì?

Các cơ sở giáo dục đại học phải đảm bảo tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ là bao nhiêu? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên đại học công lập được quy định như thế nào? Cơ sở giáo dục đại học sẽ ưu tiên tuyển dụng giảng viên có trình độ gì?

Tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ ở các cơ sở giáo dục đại học là bao nhiêu?

Tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ ở các cơ sở giáo dục đại học là bao nhiêu?

Tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ ở các cơ sở giáo dục đại học là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Căn cứ Mục 2 Chuẩn cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn giảng viên như sau:

Nội dung chuẩn cơ sở giáo dục đại học
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học bao gồm 6 tiêu chuẩn với 20 tiêu chí. Các tiêu chí được đánh giá qua các chỉ số theo hướng dẫn tại phần IV, với các số liệu được chốt tại thời điểm ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo và hoàn thiện chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 của năm sau liền kề năm báo cáo.
...
Tiêu chuẩn 2: Giảng viên
Cơ sở giáo dục đại học có đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu về số lượng, trình độ và quỹ thời gian để bảo đảm chất lượng giảng dạy và nghiên cứu.
Tiêu chí 2.1. Tỷ lệ người học quy đổi theo trình độ, lĩnh vực và hình thức đào tạo trên giảng viên toàn thời gian không lớn hơn 40.
Tiêu chí 2.2. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trong độ tuổi lao động trên giảng viên toàn thời gian không thấp hơn 70%.
Tiêu chí 2.3. Tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ:
a) Không thấp hơn 20% và từ năm 2030 không thấp hơn 30% đối với cơ sở giáo dục đại học không đào tạo tiến sĩ; không thấp hơn 5% và từ năm 2030 không thấp hơn 10% đối với các trường đào tạo ngành đặc thù không đào tạo tiến sĩ;
b) Không thấp hơn 40% và từ năm 2030 không thấp hơn 50% đối với cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiến sĩ; không thấp hơn 10% và từ năm 2030 không thấp hơn 15% đối với các trường đào tạo ngành đặc thù có đào tạo tiến sĩ.
...

Như vậy, tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ ở các cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:

- Đối với cơ sở giáo dục đại học không đào tạo tiến sĩ: Tỷ lệ giảng viên toàn thời gian không thấp hơn 20% và từ năm 2030 không thấp hơn 30%.

- Đối với các trường đào tạo ngành đặc thù không đào tạo tiến sĩ: Tỷ lệ giảng viên toàn thời gian không thấp hơn 5% và từ năm 2030 không thấp hơn 10%.

- Đối với cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiến sĩ: Tỷ lệ giảng viên toàn thời gian không thấp hơn 40% và từ năm 2030 không thấp hơn 50%.

- Đối với các trường đào tạo ngành đặc thù có đào tạo tiến sĩ: Tỷ lệ giảng viên toàn thời gian không thấp hơn 10% và từ năm 2030 không thấp hơn 15%.

Cơ sở giáo dục đại học sẽ ưu tiên tuyển dụng giảng viên có trình độ gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 54 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về giảng viên đại học như sau:

Giảng viên
...
3. Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.
...

Như vậy, cơ sở giáo dục đại học sẽ ưu tiên tuyển dụng giảng viên có trình độ tiến sĩ.

Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên đại học công lập được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên đại học công lập như sau:

- Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục đại học công lập và các quy định pháp luật của ngành.

- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

- Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng 2 là gì?

Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT ( được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT) quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên đại học hạng 2 như sau:

Giảng viên chính (hạng II) - Mã số: V.07.01.02
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
a) Có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;
b) Hiểu và thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt kịp thời yêu cầu thực tiễn đối với chuyên ngành đào tạo;
c) Chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;
d) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học (do thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành, chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo của giảng viên và có mã số chuẩn quốc tế ISBN;
d) Tác giả của ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN;
c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên chính (hạng II);
g) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 lên chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm đối với người có bằng thạc sỹ, đủ 06 (sáu) năm đối với người có bằng tiến sỹ; trong đó phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Đồng thời, căn cứ Điều 3 Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng 2 như sau:

- Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.

- Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng 3.

-. Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng 2

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt;

- Không trong thời hạn xử lý kỷ luật;

- Không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;

- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học hạng 3:

+ Công tác tối thiểu đủ 09 năm đối với người có bằng thạc sĩ, đủ 06 năm đối với người có bằng tiến sĩ.

+ Phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

- Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo:

+ Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.

- Đáp ứng tiêu chuẩn bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Có kiến thức vững về môn học được phân công giảng dạy, kiến thức cơ bản về môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm;

+ Hiểu và thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình môn học; nắm bắt kịp thời yêu cầu thực tiễn đối với chuyên ngành đào tạo;

+ Chủ trì thực hiện ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;

+ Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học thẩm định, nghiệm thu, đưa vào sử dụng và có mã số chuẩn quốc tế ISBN;

+ Tác giả của ít nhất 03 bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN;

+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của giảng viên chính hạng 2.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

119 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào