Tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản bao gồm những nội dung và hình thức nào?

Đối tượng nào thực hiện, tham gia công tác tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản? Ngoài ra, chủ cơ sở nuôi động vật thủy sản giám sát dịch bệnh động vật thủy sản như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Ngọc Tài - Long Khánh.

Đối tượng nào thực hiện, tham gia công tác tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản?

Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản như sau:

Thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
Thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản phải đảm bảo những nội dung sau:
1. Đối tượng thực hiện, tham gia công tác tuyên truyền, tập huấn, bao gồm: Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quan trắc cảnh báo môi trường, sản xuất, thu gom, ương dưỡng, nuôi trồng, buôn bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến thủy sản, phòng chống dịch bệnh.
...

Theo đó, đối tượng thực hiện, tham gia công tác tuyên truyền, tập huấn, bao gồm: Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quan trắc cảnh báo môi trường, sản xuất, thu gom, ương dưỡng, nuôi trồng, buôn bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến thủy sản, phòng chống dịch bệnh.

Nội dung và hình thức tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
...
2. Nội dung: Chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản.
3. Hình thức: Bằng một hoặc nhiều hình thức khác nhau (tờ rơi, báo đài, hội thảo, tập huấn…) nhưng phải đảm bảo thường xuyên, nhanh chóng và hiệu quả.
4. Thời Điểm: Phải được thực hiện trước mùa vụ nuôi, trước thời Điểm phát sinh nhiều dịch bệnh và khi có dịch bệnh xuất hiện.
5. Trách nhiệm:
a) Cục Thú y chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy sản xây dựng và hướng dẫn triển khai các chương trình, kế hoạch về thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên phạm vi toàn quốc;
b) Chi cục Thú y chủ trì, phối hợp với Chi cục Thủy sản xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch về thông tin, tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản ở phạm vi địa phương.

Như vậy, nội dung tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản gồm chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản.

Hình thức: Bằng một hoặc nhiều hình thức khác nhau (tờ rơi, báo đài, hội thảo, tập huấn…) nhưng phải đảm bảo thường xuyên, nhanh chóng và hiệu quả.

Chủ cơ sở nuôi động vật thủy sản giám sát dịch bệnh động vật thủy sản như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản
1. Chủ cơ sở nuôi thực hiện giám sát lâm sàng phát hiện bệnh như sau:
a) Hằng ngày, theo dõi để kịp thời phát hiện động vật thủy sản bị bệnh, bị chết và xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 và Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Khi có dịch bệnh xảy ra hoặc khi môi trường biến động bất thường, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh; đồng thời báo cáo theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.

Như vậy, chủ cơ sở nuôi thực hiện giám sát lâm sàng phát hiện bệnh như sau:

- Hằng ngày, theo dõi để kịp thời phát hiện động vật thủy sản bị bệnh, bị chết và xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 và Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

- Khi có dịch bệnh xảy ra hoặc khi môi trường biến động bất thường, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh; đồng thời báo cáo theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.

Dịch bệnh động vật thủy sản

Dịch bệnh động vật thủy sản (Hình từ internet)

Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản bao gồm những nội dung gì?

Tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định cụ thể:

Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản
...
2. Nội dung kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản chủ động (gọi chung là kế hoạch giám sát) bao gồm:
a) Loài động vật thủy sản được giám sát, địa Điểm, thời gian, tần suất lấy mẫu, loại mẫu động vật thủy sản, mẫu môi trường, mẫu thức ăn, số lượng mẫu, các thông tin liên quan và mầm bệnh cần xác định;
b) Dự trù vật tư, hóa chất, trang thiết bị, dụng cụ lấy mẫu, quy trình xét nghiệm, nguồn nhân lực để triển khai kế hoạch giám sát;
c) Kinh phí chi Tiết để triển khai kế hoạch giám sát, bao gồm cả công lấy mẫu, mua mẫu, xử lý và xét nghiệm mẫu; thu thập thông tin, dữ liệu, tổng hợp, quản lý, phân tích, báo cáo kết quả giám sát; tập huấn triển khai, hội thảo, các cuộc họp sơ kết, tổng kết kế hoạch giám sát;
d) Thu thập, tổng hợp, quản lý và phân tích thông tin, dữ liệu giám sát;
đ) Các biện pháp xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, nhiễm bệnh;
e) Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện kế hoạch giám sát.

Theo đó, nội dung kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản chủ động gồm:

- Loài động vật thủy sản được giám sát, địa Điểm, thời gian, tần suất lấy mẫu, loại mẫu động vật thủy sản, mẫu môi trường, mẫu thức ăn, số lượng mẫu, các thông tin liên quan và mầm bệnh cần xác định;

- Dự trù vật tư, hóa chất, trang thiết bị, dụng cụ lấy mẫu, quy trình xét nghiệm, nguồn nhân lực để triển khai kế hoạch giám sát;

- Kinh phí chi Tiết để triển khai kế hoạch giám sát, bao gồm cả công lấy mẫu, mua mẫu, xử lý và xét nghiệm mẫu; thu thập thông tin, dữ liệu, tổng hợp, quản lý, phân tích, báo cáo kết quả giám sát; tập huấn triển khai, hội thảo, các cuộc họp sơ kết, tổng kết kế hoạch giám sát;

- Thu thập, tổng hợp, quản lý và phân tích thông tin, dữ liệu giám sát;

- Các biện pháp xử lý động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, nhiễm bệnh;

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện kế hoạch giám sát.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
975 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào