Tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự giữa Việt Nam và Trung Quốc gồm những hoạt động nào? Việc từ chối tương trợ tư pháp được thực hiện khi nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề tương trợ tư pháp. Cho tôi hỏi tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự giữa Việt Nam và Trung Quốc gồm những hoạt động nào? Việc từ chối tương trợ tư pháp được thực hiện khi nào? Câu hỏi của anh Hoàng Thanh ở Lâm Đồng.

Tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự giữa Việt Nam và Trung Quốc gồm những hoạt động nào?

Theo quy định tại Điều 1 Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam - Trung Hoa năm 1998 về phạm vi như sau:

Phạm vi
1. Theo quy định của Hiệp định này, hai bên ký kết thực hiện việc tương trợ tư pháp cho nhau về các vấn đề dân sự và hình sự sau đây:
1) Tống đạt giấy tờ;
2) Điều tra, thu thập chứng cứ;
3) Công nhận và thi hành quyết định của Toà án về các vấn đề dân sự và quyết định của Trọng tài;
4) Các việc tương trợ khác theo quy định của Hiệp định này.
2. Thuật ngữ “Các vấn đề dân sự” trong Hiệp định này được hiểu bao gồm các vấn đề thương mại, hôn nhân gia đình và lao động.
3. Thuật ngữ “Các cơ quan có thẩm quyền” trong Hiệp định này được hiểu là Toà án, Viện kiểm sát và các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề dân sự hoặc hình sự.

Theo đó, tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự giữa Việt Nam và Trung Quốc gồm những hoạt động sau:

+ Tống đạt giấy tờ.

+ Điều tra, thu thập chứng cứ.

+ Công nhận và thi hành quyết định của Toà án về các vấn đề dân sự và quyết định của Trọng tài.

+ Các việc tương trợ khác theo quy định của Hiệp định này.

Tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Trung Quốc (Hình từ Internet)

Văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự giữa Việt Nam và Trung Quốc gồm gồm những nội dung nào?

Căn cứ Điều 7 Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam - Trung Hoa năm 1998 quy định về yêu cầu tương trợ tư pháp như sau:

Yêu cầu tương trợ tư pháp
1. Yêu cầu tương trợ tư pháp phải gửi bằng văn bản và bao gồm những nội dung sau:
1) Tên và địa chỉ của cơ quan yêu cầu;
2) Tên và địa chỉ của cơ quan được yêu cầu, nếu có thể;
3) Mô tả vụ việc, các vấn đề yêu cầu tương trợ và các thông tin cần thiết khác liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp;
4) Họ tên, giới tính, địa chỉ, quốc tịch, nghề nghiệp, ngày sinh và nơi sinh của những người có liên quan và tên gọi, địa chỉ của pháp nhân, nếu là pháp nhân;
5) Họ tên, địa chỉ của những người đại diện, nếu có, của những người có liên quan.
2. Nếu Bên ký kết được yêu cầu xét thấy những thông tin nêu trong yêu cầu chưa đầy đủ để giải quyết yêu cầu đó, thì Bên ký kết được yêu cầu có thể yêu cầu bổ sung thông tin.
3. Yêu cầu tương trợ tư pháp và các tài liệu kèm theo phải do cơ quan yêu cầu ký và đóng dấu.

Theo quy định trên, văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự giữa Việt Nam và Trung Quốc gồm gồm những nội dung sau:

+ Tên và địa chỉ của cơ quan yêu cầu.

+ Tên và địa chỉ của cơ quan được yêu cầu, nếu có thể.

+ Mô tả vụ việc, các vấn đề yêu cầu tương trợ và các thông tin cần thiết khác liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp.

+ Họ tên, giới tính, địa chỉ, quốc tịch, nghề nghiệp, ngày sinh và nơi sinh của những người có liên quan và tên gọi, địa chỉ của pháp nhân, nếu là pháp nhân.

+ Họ tên, địa chỉ của những người đại diện, nếu có, của những người có liên quan.

Việc từ chối tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự giữa Việt Nam và Trung Quốc được thực hiện khi nào?

Theo Điều 9 Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam - Trung Hoa năm 1998 quy định về từ chối tương trợ tư pháp như sau:

Từ chối tương trợ tư pháp
Tương trợ tư pháp có thể bị từ chối nếu Bên ký kết được yêu cầu xét thấy việc thực hiện yêu cầu gây phương hại đến chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hoặc những nguyên tắc cơ bản của pháp luật và những lợi ích cơ bản của nước mình. Bên ký kết được yêu cầu thông báo lý do từ chối cho Bên ký kết yêu cầu.

Căn cứ Điều 27 Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề dân sự và hình sự giữa Việt Nam - Trung Hoa năm 1998 quy định về từ tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự như sau:

Từ chối tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự
1. Ngoài việc từ chối tương trợ tư pháp theo quy định tại Điều 9 của Hiệp định này, Bên ký kết được yêu cầu có thể từ chối tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự, nếu yêu cầu liên quan đến một hành vi không bị coi là tội phạm theo quy định của pháp luật của Bên ký kết được yêu cầu.
2. Bên ký kết được yêu cầu thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết yêu cầu lý do từ chối tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự.

Như vậy, tương trợ tư pháp về vấn đề hình sự có thể bị từ chối nếu Bên ký kết được yêu cầu xét thấy việc thực hiện yêu cầu gây phương hại đến chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hoặc những nguyên tắc cơ bản của pháp luật và những lợi ích cơ bản của nước mình.

Ngoài ra Bên ký kết được yêu cầu có thể từ chối tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự, nếu yêu cầu liên quan đến một hành vi không bị coi là tội phạm theo quy định của pháp luật của Bên ký kết được yêu cầu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,579 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào