Tuổi thọ thiết kế là gì? Tuổi thọ thiết kế được chia thành bao nhiêu mức theo Quy chuẩn 03 2022 BXD?

Tuổi thọ thiết kế là gì? Tuổi thọ thiết kế được chia thành bao nhiêu mức theo Quy chuẩn 03 2022 BXD? Công trình hết tuổi thọ thiết kế mà có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì có phải kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình không?

Tuổi thọ thiết kế là gì?

Tuổi thọ thiết kế - Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình được định nghĩa tại khoản 15 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP là khoảng thời gian công trình được dự kiến sử dụng, đảm bảo yêu cầu về an toàn và công năng sử dụng.

Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan, nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

Tuổi thọ thiết kế là gì? Tuổi thọ thiết kế được chia thành bao nhiêu mức theo Quy chuẩn 03 2022 BXD?

Tuổi thọ thiết kế là gì? Tuổi thọ thiết kế được chia thành bao nhiêu mức theo Quy chuẩn 03 2022 BXD? (Hình từ Internet)

Tuổi thọ thiết kế được chia thành bao nhiêu mức theo Quy chuẩn 03 2022 BXD?

Căn cứ tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2022/BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư 05/2022/TT-BXD:

Theo đó, tuổi thọ thiết kế (Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình) được chia thành bốn mức như bảng 1, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư có thể sử dụng các mức này để xác định thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình trong nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

Bảng 1 - Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình

Mức

Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (1)

Công trình

1

Nhỏ hơn 25 năm

Công trình quy định tại A.2, Phụ lục A của quy chuẩn này, cụ thể:

A.2.1 Nhà ở riêng lẻ một tầng sử dụng vật liệu độ bền lâu thấp (gạch xỉ, vôi xỉ, đá ong, đất, tre, lá và tương tự).

A.2.2 Nhà một tầng dùng vào các mục đích: sinh hoạt tạm cho người, nhà tạm tổ chức sự kiện, hoạt động văn hóa, dịch vụ ngoài trời quy mô vừa và nhỏ; gia công, sản xuất tạm; kho lưu trữ tạm.

A.2.3 Nhà di động dạng công ten nơ hoặc nhà tháo lắp được, sử dụng vào các mục đích tạm thời.

A.2.4 Nhà bảo vệ, bãi để xe, lều trại, hàng rào tạm.

A.2.5 Các công trình có mục đích sử dụng tạm khác.

2

Không nhỏ hơn 25 năm

Công trình chịu tác động trực tiếp của môi trường xâm thực mạnh (2) (hóa chất, môi trường biển), trừ công trình tạm.

3

Không nhỏ hơn 50 năm

Các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và các công trình dạng nhà khác không thuộc các mức 1, 2 và 4 trong bảng này.

4

Không nhỏ hơn 100 năm

Nhà và công trình độc đáo, có giá trị kiến trúc hoặc mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng (Bảo tàng quốc gia, nhà lưu giữ hiện vật quốc gia, sân vận động thi đấu cấp quốc gia hoặc quốc tế, nhà hát quốc gia, công trình điểm nhấn có kiến trúc độc đáo tại các địa phương và các công trình tương tự).

Chú thích (1): Thời hạn sử dụng theo thiết kế của một số bộ phận kết cấu và bộ phận bao che riêng biệt có thể lấy khác thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình.

Chú thích (2): Xác định theo thang phân loại môi trường xâm thực trong tiêu chuẩn có liên quan.

Lưu ý: Tùy thuộc chức năng của công trình trong dự án đầu tư xây dựng, môi trường khai thác sử dụng, và thời hạn hoạt động của dự án (nếu có); thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình phải được xác định trong nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình.

Tải về bản full Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2022/BXD về Phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng

Công trình hết tuổi thọ thiết kế mà có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì có phải kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình:

Thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
1. Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc công trình được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế;
c) Theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Được quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, hợp đồng xây dựng;
b) Khi công trình đã được thi công xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế hoặc không đủ các căn cứ để đánh giá chất lượng, nghiệm thu;
c) Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);
d) Theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
đ) Khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng;
e) Khi công trình đang khai thác, sử dụng có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn;
g) Kiểm định xây dựng công trình phục vụ công tác bảo trì.
...

Theo đó, việc kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trong trường hợp khi công trình hết tuổi thọ thiết kế mà chủ sở hữu công trình có nhu cầu tiếp tục sử dụng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

849 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào