Tuổi kim lâu là gì? Cách tính tuổi Kim Lâu như thế nào? Bao nhiêu tuổi thì đủ tuổi đăng ký kết hôn?

Tuổi kim lâu là gì? Cách tính tuổi Kim Lâu? Năm 2025 tuổi nào phạm kim Lâu? Bao nhiêu tuổi thì đủ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành? Quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như thế nào?

Tuổi kim lâu là gì? Tuổi nào phạm kim Lâu?

Tuổi kim lâu là một thuật ngữ trong văn hóa Trung Quốc và một số nước phương Đông. Theo quan niệm dân gian, tuổi Kim Lâu là những năm xấu, không thích hợp để làm việc lớn như cưới hỏi, làm ăn hay xây nhà. Vì thế cha ông ta còn có câu: “Một ba sáu tám Kim Lâu, làm nhà, cưới vợ, tậu trâu xin đừng”. Ở đây ngụ ý, khi người đến tuổi kim lâu thì không nên làm ba việc quan trọng, đại sự của đời người.

Có 4 loại kim lâu bao gồm:

- Kim Lâu Thân: kị bản thân mình.

- Kim Lâu Thê: kị vợ.

- Kim Lâu Tử: kị con.

- Kim Lâu Súc: kị chăn nuôi gia súc. Với người không theo nghề chăn nuôi thì vẫn có thể làm nhà vào năm này.

Năm 2025 tuổi nào phạm kim Lâu?

Năm 2025 tuổi phạm kim lâu bao gồm:

Tuổi Ất Mùi 1955; Tuổi Đinh Dậu 1957; Tuổi Canh Tý 1960; Tuổi Nhâm Dần 1962; Tuổi Giáp Thìn 1964; Tuổi Bính Ngọ 1966; Tuổi Kỷ Dậu 1969; Tuổi Tân Hợi 1971; Tuổi Quý Sửu 1973; Tuổi Ất Mão 1975; Tuổi Mậu Ngọ 1978; Tuổi Canh Thân 1980; Tuổi Nhâm Tuất 1982; Tuổi Giáp Tý 1984; Tuổi Đinh Mão 1987; Tuổi Kỷ Tỵ 1989; Tuổi Tân Mùi 1991; Tuổi Quý Dậu 1993; Tuổi Bính Tý 1996; Tuổi Mậu Dần 1998; Tuổi Canh Thìn 2000; Tuổi Nhâm Ngọ 2002; Tuổi Ất Dậu 2005.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Cách tính tuổi Kim Lâu? Bao nhiêu tuổi thì đủ tuổi kết hôn?

Có nhiều cách để tính tuổi kim lâu, tuy nhiên cách thông dụng nhất là lấy số tuổi, bao gồm cả tuổi mụ chia cho 9, nếu chia hết không dư hoặc có số dư nhưng không rơi vào các con số 1, 3, 6, 8 thì không phạm tuổi Kim Lâu, và ngược lại nếu phép chia dẫn đến các con số trên thì phạm vào Kim Lâu.

Ví dụ: Cô gái sinh năm 2002, đến năm 2025 tính luôn tuổi mụ là 24 tuổi. Lấy 24 chia cho 9 sẽ có kết quả là 2 dư 6… thì rơi vào số 6 tức phạm tuổi Kim Lâu. Cách tính này chỉ ra rằng cô gái sinh năm 2002 rơi vào tuổi Kim Lâu nên tránh việc kết hôn.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Tuổi kim lâu là gì? Cách tính tuổi Kim Lâu? Bao nhiêu tuổi thì đủ tuổi kết hôn?

Tuổi kim lâu là gì? Cách tính tuổi Kim Lâu như thế nào? Bao nhiêu tuổi thì đủ tuổi đăng ký kết hôn? (hình từ internet)

Bao nhiêu tuổi thì đủ tuổi đăng ký kết hôn?

Theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, đối với nam thì từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên là đủ tuổi đăng ký kết hôn. Ngoài ra, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện nêu trên.

Quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như thế nào?

Theo Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

- Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

- Cấm các hành vi sau đây:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

+ Yêu sách của cải trong kết hôn;

+ Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

+ Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

+ Bạo lực gia đình;

+ Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

- Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Xem thêm: Kim lâu là gì? Mua nhà có nên tránh tuổi Kim lâu không? Cách tính tuổi Kim lâu như thế nào?

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
4,686 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào