Tuổi dậy thì là gì? Tuổi dậy thì diễn ra trong khoảng bao nhiêu tuổi? Các giai đoạn tuổi dậy thì?

Tuổi dậy thì là gì? Tuổi dậy thì diễn ra trong khoảng bao nhiêu tuổi? Các giai đoạn tuổi dậy thì theo Bộ Y tế? Những thay đổi về mặt tâm lý ở tuổi dậy thì theo Bộ Y tế? Mốc quan trọng đánh dấu đã bước vào tuổi dậy thì ở nữ là gì?

Tuổi dậy thì là gì? Tuổi dậy thì diễn ra trong khoảng bao nhiêu tuổi? Các giai đoạn tuổi dậy thì theo Bộ Y tế?

Căn cứ theo Mục 1 Chủ đề 1 Phần I tài liệu hướng dẫn truyền thông trực tiếp về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ban hành kèm theo Quyết định 2885/QĐ-BYT năm 2022 định nghĩa "Tuổi dậy thì" như sau:

Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi thiếu nhi và tuổi trưởng thành. Đây là giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của một con người vì có sự thay đổi mạnh mẽ về cả về thể chất, tinh thần, tình cảm và cách ứng xử.

Theo đó, tuổi dậy thì thường diễn ra trong khoảng từ 10 - 18 tuổi và được chia thành 3 giai đoạn (theo sự thay đổi tâm, sinh lý):

(1) Giai đoạn đầu (10 - 13 tuổi): là giai đoạn khởi đầu của tuổi dậy thì:

- Cơ thể phát triển một cách nhanh chóng.

- Những thay đổi trên cơ thể thường làm cho một số bạn bối rối, e thẹn và và lo lắng.

- Bạn bè cùng tuổi trở nên vô cùng quan trọng, đôi khi các em lo lắng không biết các bạn khác nghĩ gì về mình.

(2) Giai đoạn giữa (14 - 16 tuổi):

- Ở độ tuổi này, các em tự nhận thấy những thay đổi rõ rệt trên cơ thể mình, tự cảm nhận mình có vẻ người lớn hơn, muốn khám phá về người khác, có nhu cầu tình yêu và tình dục.

- Các em thường kết bạn theo nhóm bạn thân và mỗi nhóm có phong cách riêng.

(3) Giai đoạn cuối (17 - 18 tuổi):

- Độ tuổi này các em đã khá độc lập trong suy nghĩ, ứng xử và chọn bạn;

- Có quan niệm cụ thể về vẻ đẹp và yêu đương một cách thực tế;

- Bắt đầu có quan điểm riêng về đạo đức và cách ứng xử trong xã hội.

Lưu ý:

Sự phân chia nói trên chỉ có tính tương đối và có thể khác nhau ở từng người, tùy thuộc vào gen di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt, giáo dục của gia đình và nhà trường, môi trường sống...

>> Vì thế, các em không nên lo lắng nếu quá trình thay đổi của mình khác so với bạn bè, mà hãy cởi mở trao đổi với bố mẹ, người chăm sóc hoặc thầy cô giáo, người mà các em tin tưởng để được hỗ trợ.

Tuổi dậy thì là gì? Tuổi dậy thì diễn ra trong khoảng bao nhiêu tuổi? Các giai đoạn tuổi dậy thì?

Tuổi dậy thì là gì? Tuổi dậy thì diễn ra trong khoảng bao nhiêu tuổi? Các giai đoạn tuổi dậy thì? (Hình từ Internet)

Những thay đổi về mặt tâm lý ở tuổi dậy thì theo Bộ Y tế?

Căn cứ vào tiểu mục 2.1 Mục 2 Chủ đề 1 Phần I tài liệu hướng dẫn truyền thông trực tiếp về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ban hành kèm theo Quyết định 2885/QĐ-BYT năm 2022 có nêu những thay đổi về mặt tâm lý ở tuổi dậy thì như sau:

Ở tuổi dậy thì, các em thường có những biểu hiện về tâm lý như sau:

- Cảm xúc thay đổi thất thường, khó kiểm soát được tâm trạng, dễ dàng tức giận vô cớ, đôi khi im lặng hoặc đáp lại câu hỏi của người lớn một cách thiếu lễ phép;

- Thích thể hiện cái “tôi” của mình, muốn khẳng định bản thân trước mặt nhiều người;

- Muốn làm chủ suy nghĩ và hành động của mình nhiều hơn trước;

- Mong muốn tìm hiểu kỹ lưỡng về cấu tạo của cơ thể mình, bắt đầu quan tâm đến làm đẹp thường xuyên hơn;

- Rất dễ rung động về mặt tình cảm, đôi khi nhầm lẫn giữa tình cảm bạn bè và tình yêu đôi lứa;

- Có mong muốn kết nối với nhiều bạn bè, hành vi của các em chịu nhiều ảnh hưởng từ nhóm bạn chơi cùng…

Mốc quan trọng đánh dấu đã bước vào tuổi dậy thì ở nữ là gì?

Căn cứ vào tiểu mục 2.1 Mục 2 Chủ đề 1 Phần I tài liệu hướng dẫn truyền thông trực tiếp về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ban hành kèm theo Quyết định 2885/QĐ-BYT năm 2022 như sau:

NHỮNG THÔNG TIN CHÍNH CẦN TRUYỀN THÔNG
...
Chủ đề 1. Tuổi dậy thì
...
2. Nội dung chính
2.1. Thay đổi tâm, sinh lý tuổi dậy thì
...
Thay đổi về sinh lý
Ở tuổi này, các em có sự thay đổi rõ rệt về cân nặng, chiều cao, cơ quan sinh sản. Sau đây là những thay đổi có tính phổ biến về sinh lý ở em gái và em trai.
Những thay đổi về sinh lý ở em gái
- Phát triển nhanh về chiều cao, cân nặng do sự chi phối của hormone tăng trưởng và hormone sinh dục;
- Lớp mỡ dưới da tăng lên, tập trung chủ yếu tại vùng ngực, mông, đùi, cánh tay, cơ thể dần hình thành đường cong rõ nét;
- Tuyến vú phát triển, xuất hiện lông mu. Âm đạo, buồng trứng, và khung xương chậu đều phát triển;
- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển, da dễ bị mụn trứng cá;
- Xuất hiện kinh nguyệt…
Mốc quan trọng đánh dấu em gái đã bước vào tuổi dậy thì là kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
Những thay đổi về sinh lý ở em trai
- Cơ thể trở nên vạm vỡ, khung xương phát triển nhanh, ngực và vai to rộng hơn, chiều cao bắt đầu tăng nhanh;
- Lông mu và lông nách bắt đầu xuất hiện với màu sẫm và thô cứng. Râu mọc ở cằm, quanh miệng và có thể ở hai bên quai hàm;
- Xuất hiện mùi cơ thể, chất nhờn tiết ra, da dễ bị mụn trứng cá. Giọng nói cũng trở nên trầm hơn;
- Kích thước tinh hoàn và dương vật tăng lên. Tinh hoàn, túi tinh và tuyến tiền liệt bắt đầu sản xuất tinh dịch chứa tinh trùng; dương vật cứng ngoài ý muốn và hiện tượng xuất tinh diễn ra, thường là vào ban đêm (mộng tinh).
Mốc quan trọng đánh dấu em trai đã bước vào tuổi dậy thì là lần xuất tinh đầu tiên.
...

Như vậy, mốc quan trọng đánh dấu đã bước vào tuổi dậy thì ở nữ là kỳ kinh nguyệt đầu tiên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

135 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào